Không chỉ tại các tỉnh thành phía Bắc, bạch hầu cũng xuất hiện trở lại trong các năm trước tại một số tỉnh thành ở Tây Nguyên, và miền Nam. Như phân tích của các chuyên gia vừa rồi thì bệnh có thể xuất hiện bất kỳ nơi nào khi miễn dịch nơi đó thấp.
Một vấn đề hết sức lưu tâm là bệnh không chỉ xuất hiện ở độ tuổi nhỏ mà rải đều ở các độ tuổi, kể cả người lớn và đặc biệt là ở trẻ lớn. Những đối tượng rất cần thiết việc tiêm nhắc lại vaccine. Do đó các chuyên gia cho rằng cần rà soát tiêm ngừa và việc triển khai các giải pháp tiêm ngừa phòng bệnh.
Các trường hợp mắc bệnh bạch hầu đều được cách ly điều trị tích cực. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều chưa tiêm ngừa phòng bệnh. Ngoài trẻ em, các đợt dịch cũng ghi nhận các ca bệnh là người lớn chưa tiêm ngừa vaccine. Do đó đây là đối tượng mà các chuyên gia cho rằng cần đảm bảo miễn dịch để phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng.
Theo các chuyên gia, kháng thể ngừa bệnh bạch hầu sẽ giảm dần theo thời gian. Nghĩa là ngoài việc đảm bảo tiêm ngừa cho trẻ nhỏ, người đã tiêm trước đó cũng cần thực hiện việc tiêm nhắc để duy trì kháng thể.
- Tiêm đầy đủ 2 năm đầu đời: 4 mũi vaccine 6 trong 1 hoặc vaccine 5 trong 1
- Tiêm nhắc khi được 4-6 tuổi (trước khi vào lớp 1)
- Tiêm nhắc ở giai đoạn thanh thiếu niên
- Tiêm nhắc lại mỗi 10 năm sau đó
Bạch hầu là bệnh lây truyền qua đường hô hấp hoặc do tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Các ca tử vong do bạch hầu gây ra trong những năm gần đây tập trung ở trẻ lớn và người lớn. Do đó các chuyên gia khuyến cáo việc đảm bảo tiêm ngừa và tiêm nhắc lại có vai trò hết sức quan trọng để phòng chống bệnh nguy hiểm này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!