Thực tế này đã buộc các địa phương, khu du lịch, điểm du lịch thắt chặt các biện pháp phòng dịch COVID-19, đảm bảo an toàn đối phó từng tình huống.
Trong dịp Lễ 30/4, 1/5, mỗi ngày Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc đón khoảng 3.000 khách. Ban quản lý đã chủ động luân chuyển, điều tiết để lượng khách không tập trung, quá tải tại một điểm, tăng cường an ninh trực chốt, nhắc nhở tuân thủ khuyến cáo 5K, đeo khẩu trang đầy đủ.
Từng là tâm dịch, trong đợt dịch này, tỉnh Hải Dương chủ động quyết liệt ngay từ đầu
125.000 lượt khách đã đến thành phố Đà Lạt, con số tăng đột biến. Ngoài việc thực hiện quy định an toàn phòng dịch bắt buộc, ngành chức năng địa phương đã tập trung giải tỏa áp lực giao thông, kiểm soát hiện tượng tắc nghẽn cục bộ, đông người.
Với thế mạnh về du lịch biển, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mỗi ngày đón 7.000 du khách, đặc biệt vào ngày 1/5. Thành phố đã lập 17 chốt kiểm soát, kêu gọi du khách không tập trung đông người tại bờ biển, xử phạt nhiều người không đeo khẩu trang, lập tức đóng cửa các dịch vụ không thiết yếu.
Trong khi đó, thành phố Phú Quốc đón khoảng 90 chuyến bay mỗi ngày với khoảng 20.000 du khách. Ngoài quét thân nhiệt, hành khách còn được xét nghiệm COVID-19 ngẫu nhiên.
UBND Thành phố Hà Nội đã yêu cầu tất cả người dân khi quay trở lại thành phố sau kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 bắt buộc phải khai báo y tế và khai báo trực tiếp với chính quyền địa phương nơi cư trú theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Các địa phương phải có phương án bảo đảm an toàn tuyệt đối cho khách du lịch. (Ảnh: VPG)
Chiều 2/5, Bộ Y tế đã có công điện gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh thành đề nghị không tổ chức những hoạt động tập trung đông người không cần thiết như lễ hội, khu phố đi bộ và chợ đêm; nếu tổ chức phải bảo đảm an toàn phòng chống dịch và thực hiện nghiêm các biện pháp dự phòng theo đúng quy định, đặc biệt là người dân phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và tại nơi công cộng. Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương dừng một số dịch vụ không thực sự cần thiết, như quán bar, karaoke, vũ trường và quán game vì đây đều là những nơi có nguy cơ cao lây lan dịch COVID-19. Bên cạnh đó, các địa phương phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tại nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19 và xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm.
Trong đợt nghỉ lễ này, hàng triệu người dân trên cả nước đã đi du lịch, về quê. Và từ ngày 2/5 cho tới đầu tuần tới, những người này sẽ trở về thành phố, trở về nhà để đi làm, đi học trở lại. Đây được cho là nguy cơ rất lớn có thể khiến dịch COVID-19 bùng phát.
Để tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này, phóng viên Đài THVN đã kết nối với PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam. PGS.TS. Trần Đắc Phu lưu ý, mỗi người dân vào lúc này đều cần phải xác định, mình là người có nguy cơ cao có thể nhiễm bệnh. Còn với chính quyền địa phương, điều quan trọng nhất trong lúc này là phải phát hiện sớm nhất có thể các ca bệnh mới trong cộng đồng.
Phòng chống dịch COVID-19: "Mỗi người góp một ý thức nhỏ, hiệu quả sẽ lớn hơn" VTV.vn - Cùng với nỗ lực của Chính phủ, ý thức của người dân luôn là yếu tố tiên quyết trong cuộc chiến chống COVID-19. | Xử lý nghiêm trách nhiệm các cá nhân, tổ chức liên quan đến lây nhiễm COVID-19 VTV.vn - Các địa phương đã xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về cách ly phòng dịch, khiến dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. | Đã có 6 địa phương ghi nhận ca bệnh lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng VTV.vn - Đến nay, đã có 6 địa phương ghi nhận ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng gồm các tỉnh, thành phố Hà Nam, Hưng Yên, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Yên Bái và TP Hồ Chí Minh. |
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!