''Khi em lên 9 tuổi, em đã bị lao, ho rất nhiều máu, em rất là hoang mang lo sợ'', nỗi sợ hãi của anh Hoàng A Hầu (ở Cao Bằng) đã chấm dứt khi anh được thụ hưởng thành quả từ cụm công trình "Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị bệnh đường hô hấp" của 23 tác giả đến từ nhiều bệnh viện lớn.
Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam: ''Trường hợp lao kháng thuốc, lao đa khan, lao siêu kháng trước đây không có thuốc chữa thì giờ đây đã được cứu sống. Phác đồ hiện nay 4 tháng, rút ngắn được 2 tháng, đột phá sau hơn 40 năm''.
Gần 150.000 tấm pin được đặt trên hơn 50 ha mặt hồ nhờ hệ thống phao nổi, neo.
Nghiên cứu khoa học cũng đang là bệ đỡ cho những công trình đột phá. Nhà máy điện năng lượng mặt trời Đa Mi với gần 150.000 tấm pin được đặt trên hơn 50 ha mặt hồ nhờ hệ thống phao nổi, neo. Đây là một sáng chế của Viện nghiên cứu cơ khí, đơn vị đã làm chủ thiết kế cho nhiều chương trình kinh tế trọng điểm của đất nước như: nội địa hóa nhà máy xi măng, cơ khí thủy công, nhà máy nhiệt điện.
Đưa kết quả nghiên cứu từ phòng thí nghiệm ra đời sống luôn là cả chặng đường gian nan. Nỗ lực giải quyết vấn đề của thực tiễn chính kinh nghiệm của hành trình thành công.
TS. Phan Đăng Phong, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí, Bộ Công Thương cho rằng: ''Xây dựng đề tài, nhiệm vụ gắn liền chiến lược của đất nước, nhu cầu của xã hội để khi đề tài nghiên cứu thành công sẽ có địa chỉ chuyển giao''.
Hiện 75% công nghệ và thiết bị của doanh nghiệp Việt Nam có nguồn gốc nước ngoài. Không chờ đợi cơ chế để đưa nghiên cứu vào cuộc sống, nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu đang nỗ lực tìm đường.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!