TP Hồ Chí Minh: Nguy cơ "dịch chồng dịch" từ bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng

Quỳnh Ngân (t/h)-Thứ năm, ngày 12/05/2022 19:14 GMT+7

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng, nổi bóng nước ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ảnh: SKĐS.

VTV.vn - TP.HCM đang bước vào mùa mưa. Thời tiết nóng ẩm khiến trẻ em dễ đổ bệnh. Các ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng gia tăng, dấy lên nguy cơ dẫn tới "dịch chồng dịch".

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC), trong 4 tháng đầu năm 2022, TP Hồ Chí Minh ghi nhận: 936 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, với 95% trẻ mắc bệnh: ở độ tuổi từ 1-5 tuổi. Riêng chỉ trong tuần từ ngày 29/4 đến 5/5, thành phố ghi nhận 420 ca bệnh tay chân miệng, tăng gần gấp 4 lần, so với trung bình tháng trước. Số ca bệnh tay chân miệng có sự gia tăng báo động, ở hầu hết các quận huyện.

Bên cạnh đó, bệnh sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng thành dịch. Số ca mắc sốt xuất huyết nặng tại TP Hồ Chí Minh - đã tăng 345%, so với cùng kỳ năm ngoái. Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã cứu sống: nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết nặng. Tuy nhiên đã có 3 trẻ tử vong, do phát hiện và nhập viện muộn.

TP Hồ Chí Minh: Nguy cơ dịch chồng dịch từ bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng - Ảnh 1.

Bệnh nhi nhập viện do sốt xuất huyết năng. Ảnh: SKĐS.

Còn Bệnh viện Nhi đồng Thành phố mỗi ngày khám ngoại trú cho từ 100-150 ca sốt xuất huyết, trong đó có từ 10-15 bệnh nhi được chỉ định nhập viện. Số bệnh nhân nặng từ 15-20 em, trong đó phần lớn là trẻ dư cân béo phí nặng, trẻ nhũ nhi.

BS.CK2 Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) cho hay, hiện có 3 loại bệnh cùng lưu hành và dễ nhầm lẫn với nhau là sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19. Trong đó, có trường hợp xảy ra đồng nhiễm ở trẻ, vừa mắc tay chân miệng vừa mắc COVID-19, vừa mắc sốt xuất huyết vừa COVID-19, vừa tay chân miệng vừa sốt xuất huyết.

Bác sĩ Tiến cho hay, riêng với bệnh sốt xuất huyết, bệnh viện luôn lưu ý các bác sĩ dặn dò kỹ phụ huynh, cần đưa bệnh nhi đến khám kịp thời, không để tình trạng nặng dẫn đến sốc sâu, khó cứu chữa: "Vào ngày thứ 4, thứ 5 của bệnh là ngày cao điểm dễ vào sốc, thì mình phải dặn bệnh nhân là những dấu hiệu cảnh báo nặng như bé bứt rứt, lăn lộn, chảy máu cam, máu răng, tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, ói ra máu, đi cầu phân đen thì phải nhanh chóng vào bệnh viện. Đặc biệt kể cả trong đêm giữa khuya cháu trở nặng cũng phải đi tới bệnh viện ngay".

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước