Triển khai "hộ chiếu vaccine": Những vấn đề cần tính tới

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 20/03/2021 11:19 GMT+7

(Ảnh minh hoạ: Getty)

VTV.vn - Đây là nội dung được đưa ra trao đổi với PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế.

Các phương án triển khai "hộ chiếu vaccine" - giấy chứng nhận đã tiêm chủng, đây tiếp tục là chủ đề chính được bàn tới tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 hôm qua (19/3).

Các thành viên đã thảo luận về công tác chuẩn bị chính sách, kỹ thuật để thực hiện chủ trương "hộ chiếu vaccine". Tinh thần bảo đảm an toàn là trên hết. Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế.

Triển khai hộ chiếu vaccine: Những vấn đề cần tính tới - Ảnh 1.

PGS, TS Trần Đắc Phu. (Ảnh: Bộ Y tế)

PV: Thưa ông, để triển khai áp dụng "hộ chiếu vaccine" thì có những vấn đề gì cần phải tính tới?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Các bạn biết là việc cấp các chứng chỉ khi được tiêm chủng thì trước kia chúng ta cũng đã tiến hành, ví dụ như là cấp chứng chỉ cho tiêm phòng tả. Thế còn trong phòng chống COVID, chúng ta cũng phải tính toán tới một số những cái khó khăn ví dụ như các cái vaccine hiện nay, có rất nhiều loại đều cấp phép trong điều kiện khẩn cấp nên là hiệu lực, hiệu quả của từng các loại vaccine khác nhau, có loại có thể báo cáo đến 90% nhưng có loại cũng chỉ khoảng 60% 70%. Thứ hai, cũng có loại chưa chứng minh được cái việc mà ngăn cản sự lây bệnh mà người ta mới chứng minh được việc giảm triệu chứng gây bệnh hoặc là giảm tử vong mà thôi. Hiện nay các cái biến chủng của virus chưa làm ảnh hưởng tới vaccine nhưng nếu như mai kia trong quá trinh tiêm chủng mà có một cái biến chủng của virus COVID-19, vaccine không còn tác dụng đối với virus đó thì đấy cũng là một cản trở. Tôi cho rằng nó không lớn nhưng cũng có thể nếu chúng ta không quản lý tốt thì có xuất hiện những cái hộ chiếu giả chẳng hạn.

PV: Một giải pháp được kỳ vọng sẽ giúp du lịch phục hồi trở lại, chúng ta đón du khách quốc tế, đồng thời người Việt Nam cũng có thể đi ra nước ngoài. Như vậy đòi hỏi việc hợp tác giữa các nước trong vấn đề này phải rất chặt chẽ thưa ông?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Theo tôi nghĩ rằng cái này có thể là sự thỏa thuận song phương giữa Việt Nam với một nước nào đó hoặc là sự thỏa thuận giữa một nhóm nước nào đó hoặc là sự thỏa thuận của các nước trong khu vực và kể cả thế giới nếu như thỏa thuận với nhau được thì tốt và trên cở sở thỏa thuận vẫn cứ đặt mục đích là làm sao chúng ta thực hiện được cái mục tiêu kép đó là phòng chống dịch bệnh và cho người dân đi lại để làm ăn kinh tế.

PV: Xin cảm ơn PGS.TS Trần Đắc Phu với những thông tin vừa rồi!

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước