Vì sao lao động phổ thông "ngại" tham gia bảo hiểm?

Việt Phong, Vũ Dũng (Ban Thời sự)-Thứ hai, ngày 24/08/2015 10:49 GMT+7

VTV.vn - Do ngại sự phức tạp và vướng mắc trong khâu thủ tục giấy tờ nên đa số người lao động di cư đã không tham gia các loại hình bảo hiểm.

Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam hiện có khoảng 7 triệu lao động di cư ra thành phố làm việc, kèm theo đó là những vấn đề phát sinh cần hỗ trợ về an sinh xã hội. Tuy nhiên, việc tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội của những lao động thuộc nhóm này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Một cuộc khảo sát tại chợ Long Biên - khu vực tập trung nhiều lao động di cư từ các địa phương về Hà Nội - cho thấy, những lao động tự do đều không tham gia bất kỳ một loại hình bảo hiểm nào, thậm chí không biết đến bảo hiểm.

Như vậy, khi người lao động không biết và không tiếp cận đến các loại hình bảo hiểm, nhất là bảo hiểm y tế, họ đã bỏ qua quyền lợi chính đáng của mình. Đây là khoảng trống đối với lao động di cư, bởi họ là đối tượng có công việc không ổn định, lại thường xuyên gặp rủi ro. Do đó, có ý kiến cho rằng, khi triển khai chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện cần có sự đơn giản trong thủ tục, để người lao động di cư dễ tiếp cận mua cũng như khám chữa bệnh

Để có cái nhìn rõ hơn về những vướng mắc cần phải thay đổi trong chính sách an sinh xã hội dành cho đối tượng lao động di cư, lao động phổ thông tại đô thị, phóng viên VTV đã có cuộc trao đổi với PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Hương - Viện trưởng Viện Khoa học Lao động & Xã hội, Bộ LĐ-TB&XH.

Quý vị theo dõi thông tin chi tiết qua Video trên đây!

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước