Hơn 1.000 con tê giác trắng đã bị giết hại tại Nam Phi trong năm 2013. Đây là con số cao nhất từ trước tới nay. Trong năm qua, bằng nhiều nỗ lực chính phủ Nam Phi nói riêng và các quốc gia châu Phi nói chung đã tìm mọi biện pháp để ngăn chặn tình trạng săn trộm động vất quý hiếm.
Việt Nam là một trong những quốc gia đối tác quan trọng của các chương trình bảo vệ tê giác bởi không chỉ từng có tê giác bị tuyệt chủng mà còn là quốc gia nằm trong nhóm những nước sử dụng sản phẩm sừng tê giác.
Một loài động vật đã từng tồn tại 65 triệu năm trên trái đất, có nguy cơ bị tuyệt chủng vì những hành động của con người. Chúng ta, có thể làm gì để thay đổi điều này?
Ông Đỗ Quang Tùng - Giám đốc cơ quan quản lý CITES Việt Nam (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) cho biết: “Hiện nay, các quy định pháp luật của chúng ta còn nhiều điều khoản chồng chéo mâu thuẫn khiến Việt Nam không thể xét xử hình sự đối với các vụ vận chuyển trái phép các mẫu vật từ khu vực khác. Do vậy, thế giới hiện đang rất trông đợi Việt Nam sẽ có các quy định cụ thể về việc xử lý những hành vi vi phạm này”.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.