Từ 9,2% giảm xuống còn 4,3% giảm tỷ lệ nghèo đa chiều là một trong những con số ấn tượng của báo cáo thực thi phát triển bền vững của Việt Nam giai 2016 - 2022.
Theo ông Johnathan Pincus, chuyên gia kinh tế cao cấp Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam: ''Tôi nghĩ Việt Nam vẫn là nước đi đầu trong khu vực về xóa đói giảm nghèo. Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ việc chuyển đổi thước đo nghèo dựa trên thu nhập sang một thước đo nghèo đa chiều''.
Việt Nam cũng đạt được tiến bộ vượt bậc trong việc thực hiện 5 mục tiêu phát triển bền vững khác. Số hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh tăng từ 93,4% năm 2016 lên 98,3% vào năm 2022. Việt Nam còn nhiều khó khăn trong việc thực thi 11/17 mục tiêu phát triển bền vững còn lại. Việt Nam cần đầu tư 11% GDP mỗi năm trong giai đoạn 2021-2030.
Sau gần ba thập kỷ hội nhập sâu rộng, Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Nhưng để tiếp tục duy trì tiến độ thực hiện và thành quả đã đạt được, chúng ta đang cần nhận diện rõ những nguy cơ.
Sản xuất và tiêu dùng bền vững cùng với việc bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển; bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái là những thách thức mà Việt Nam cần phải đẩy nhanh tiến độ trong thời gian tới. Đây cũng là những vấn đề liên quan đến môi trường, cũng là lĩnh vực đang có nhiều diễn biến xấu trên toàn cầu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!