Những tiến bộ y khoa đang thổi thêm sức sống mới cho các bệnh nhân đang nằm trong danh sách chờ được ghép phổi. Theo đó, các bác sỹ ở Toronto đã tìm cách loại bỏ mầm bệnh trên những lá phổi hiến tặng trước khi tiến hành ghép vào cơ thể của bệnh nhân.
Tại Bệnh viện đa khoa Toronto, Canada, trước khi cấy ghép phổi cho bệnh nhân, các bác sỹ đã đặt những lá phổi của người cho bị nhiễm bệnh vào một dụng cụ vô trùng trong 6 giờ, sau đó tiến hành xử lý các lá phổi này bằng thuốc để giảm thiểu lượng virus viêm gan C. Dù biện pháp này không thể loại trừ hoàn toàn virus viêm gan C ra khỏi những lá phổi của người cho nhiễm bệnh như các bác sỹ mong muốn nhưng cách làm này đã giúp giảm tới 85% lượng virus viêm gan C. Sau quá trình cấy ghép, các bệnh nhân được nhận phổi sẽ được điều trị trong 12 tuần bằng một loại thuốc kết hợp Sofosbuvir và Velpatasvir, được biết đến với tên gọi Epclusa, để điều trị viêm gan C. Trung bình trong 3 tuần điều trị, các bệnh nhân này được xét nghiệm âm tính với virus viêm gan C.
Bác sỹ Marcelo Cypel, Bệnh viện đa khoa Toronto, cho biết: “Với phương pháp mới này, đã có 2 bệnh nhân ngăn được việc nhiễm virus từ cơ quan cấy ghép. Kết quả này thật đáng khích lệ. Điều này giúp tạo ra hy vọng và giúp loại bỏ các nghi ngại cho những người bệnh cần ghép tạng”.
Bác sĩ Cypel khẳng định, việc cho phép những người viêm gan C hiến tạng sẽ giúp tăng số lượng phổi có thể dùng để cấy ghép lên đến 1.000 lá phổi/năm. Hiện tại, mới chỉ có khoảng 20% phổi của người hiến tặng được sử dụng. Riêng tại Mỹ, trong năm 2018 đã có 200 người chết trong khi chờ ghép phổi. Trong khi đó, có tới 1.400 người khác vẫn đang trong danh sách chờ ghép cơ quan này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
VTV.vn - Tình trạng học sinh Nhật Bản lệ thuộc vào Internet ngày càng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống của giới trẻ.
VTV.vn - Ngày 23/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo tình hình dịch tễ học liên quan bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi vẫn "đặc biệt đáng lo ngại".
VTV.vn - Trong năm 2024, y học toàn cầu đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, góp phần cải thiện đáng kể việc chẩn đoán, điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý phức tạp.
VTV.vn - Bộ Y tế Công cộng Thái Lan đã mở một trung tâm hoạt động khẩn cấp (EOC) tại tỉnh Tak nhằm ngăn chặn dịch tả đang lây lan tại thành phố lân cận Shwe Kokko ở Myanmar.
VTV.vn - Ngày 22/12, các nhà chức trách Hàn Quốc xác nhận trường hợp cúm gia cầm độc lực cao thứ 14 trong mùa này tại một trang trại gần thủ đô Seoul.
VTV.vn - Hơn 140 nhân viên kiểm duyệt nội dung cho Facebook tại Kenya bị chẩn đoán mắc PTSD nặng, hé lộ mặt tối của công việc kiểm duyệt mạng xã hội.
VTV.vn - Dịch cúm gia cầm H5N1 gia tăng tại Mỹ, trong đó bang California trở thành tâm điểm với tình trạng khẩn cấp được ban bố.
VTV.vn - Các nhà khoa học đang nỗ lực mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân suy thận bằng việc cấy ghép nội tạng lợn chỉnh sửa gen vào cơ thể người.
VTV.vn - Ngày 20/12, các nhà khoa học Australia đã công bố một nghiên cứu cho thấy cúm gia cầm gây tử vong cho phần lớn phụ nữ mang thai.
VTV.vn - Chính phủ Anh quyết định cấm vĩnh viễn thuốc chặn dậy thì cho người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp tham gia thử nghiệm lâm sàng, nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em.
VTV.vn - Một phụ nữ ở Alabama, Mỹ vừa được ghép thận lợn biến đổi gien. Kết quả ca ghép khả quan, mang lại hy vọng cho những bệnh nhân suy thận.
VTV.vn - Ngày 19/12, Bộ Y tế Nam Phi đã cảnh báo công chúng về sự gia tăng đáng kể số ca mắc bệnh rubella trên khắp cả nước.
VTV.vn - Ngày 18/12, Bộ Nông nghiệp Pháp tuyên bố nước này đã hết dịch cúm gia cầm độc lực cao, sau khi không ghi nhận đợt bùng phát mới nào trong hơn một tháng qua.
VTV.vn - Các nhà nghiên cứu tại Australia đã chứng minh rằng có thể sử dụng công cụ chỉnh sửa gene mạnh mẽ CRISPR để vô hiệu hoá các đột biến gene gây ung thư.
VTV.vn - Bộ Y tế Cộng hòa Dân chủ Congo ngày 17/12 khẳng định căn bệnh lạ đang lưu hành trong khu vực Panzi của nước này là một dạng sốt rét nặng.