Viễn thông Việt có quay lại độc quyền?

Thủy Ngân (Ghi)-Thứ tư, ngày 27/02/2013 11:00 GMT+7

(Hình minh họa)

[] Năm 2012 ở Việt Nam đã chứng kiến nhiều biến động của các mạng viễn thông trong nước. Có hay không sự trở lại tình trạng độc quyền trên thị trường viễn thông tại Việt Nam?

Lĩnh vực viễn thông năm 2012 đánh dấu sự khó khăn của rất nhiều mạng đi động như: Mạng di động Beeline đã phải rút khỏi Việt Nam thay vào đó là mạng công nghệ mới Gtel, mạng di động S - Fone cũng đang trong tình trạng không có khả năng thanh toán tiền lương, cũng như bảo hiểm cho người lao động.

Trong năm 2013 này, liệu có hay không sự sáp nhập của các mạng viễn thông, di động Việt Nam? Liệu rằng mạng di động viễn thông của Việt Nam có quay trở lại tình trạng độc quyền? Quan điểm của Bộ Thông tin và Truyền thông về vấn đề này như thế nào và làm thế nào để có được một thị trường viễn thông, di động cạnh tranh theo đúng tinh thần của quy hoạch viễn thông đến năm 2020?

Đây là vấn đề được rất nhiều khán giả cả nước quan tâm và đã được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son giải đáp phần nào trong 7 ngày công nghệ về các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bộ trưởng cho biết: "Trong năm 2012, thị trường viễn thông Việt Nam có sự biến động rất lớn. Sau một thời kỳ phát triển trên dưới 10 năm tương đối êm ả, nhiều doanh nghiệp viễn thông đã hình thành và có những doanh nghiệp phát triển rất mạnh mẽ".

"Năm 2012 đánh dấu sự phát triển đúng với quy luật cạnh tranh thị trường đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông, cũng là năm chứng kiến sự ra đi của EVN Telecom hay nói cách khác do EVN Telecom phát triển không lành mạnh, thua lỗ kéo dài nên đã phải sáp nhập vào Viettel. Mạng viễn thông Beeline cuối cùng cũng phải rút vốn để liên doanh với công ty Cổ phần Viễn thông di động Toàn Cầu. Chúng ta cũng đã chứng kiến một số doanh nghiệp viễn thông mà Bộ Thông tin và Truyền thông đã phải rút giấy phép trong quá trình hoạt động, do không tổ chức hoạt động hoặc hoạt động yếu kém, có những vi phạm nhất định".

"Đó chính là sự khắc nghiệt của thị trường viễn thông, thể hiện sự cạnh tranh rất lành mạnh,.Không có chỗ đứng cho doanh nghiệp yếu kém. Sự cạnh tranh lành mạnh này sẽ khiến thị trường có những doanh nghiệp thực sự mạnh, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, lợi ích cho người tiêu dùng và lợi ích cho quốc gia. Đồng thời tình hình này cũng phù hợp với Đề án Quy hoạch thị trường viễn thông đến năm 2020 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, phấn đấu sao cho trong thời gian tới có 3 - 4 doanh nghiệp dịch vụ viễn thông đủ mạnh tại thị trường Việt Nam".

Thực hiện quyết định 99 tái cơ cấu doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông này cũng là tái cơ cấu thị trường viễn thông, do doanh nghiệp nhà nước chiếm cơ bản thị phần trong thị trường viễn thông. Đây cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của Bộ Thông tin và Truyền thông trong thời gian tới"...

Thông tin thêm về phần trao đổi của Bộ trưởng mời quý vị và các bạn theo dõi video chương trình 7 ngày công nghệ của Đài Truyền hình Việt Nam để biết thêm chi tiết.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước