Anh: Đánh thuế đồ uống nhằm giảm tỷ lệ người béo phì

CSTN, icon
02:16 ngày 05/11/2013

 Tại Anh cứ 4 người lại có một người bị mắc bệnh béo phì, trước tình trạng nan giải này, Chính phủ Anh đã ra quyết định đánh thuế 20% đối với đồ uống có gas với hi vọng giảm được tỷ lệ người béo phì do đồ uống nhiều đường.

Theo một nghiên cứu mới đây, nếu đánh thuế 20% đối với các sản phẩm đồ uống có gas ở xứ sở xương mù thì có thể giảm được 180.000 người mắc bệnh béo phì. Đây có thể xem là giải pháp hữu hiệu giúp giảm số người béo phì tại Anh.

Các chuyên gia y tế cho biết các đồ uống có gas thường không có mấy giá trị dinh dưỡng nhưng nó lại là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh béo phì. Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc trường ĐH Oxford đã chỉ ra: Nếu đánh thuế 20% đối với đồ uống có gas có thể giảm được gần 200.000 người thừa cân ở nước Anh.

‘ Đồ uống có đường và gas là thủ phạm khiến tỷ lệ béo phì càng gia tăng nhanh chóng ở Anh. (Ảnh minh họa)

Theo các nhà nghiên cứu, loại đồ uống chứa từ 6 đến 15 thìa đường có thể gây ra thừa cân, béo phì và các bệnh về tim mạch.

Giáo sư Richard Tiffin, Giám đốc Trung tâm An ninh lương thực cho biết: “Các loại đồ uống có đường có lượng calo cao, nhưng lại có ít giá trị dinh dưỡng. Cũng giống như thuốc lá, chúng ta cần nên đánh thuế vào những loại đồ uống có chứa nhiều đường”.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu đánh thuế đối với đồ uống có gas sẽ tác động nhiều nhất đến những người dưới 30 tuổi, những người uống nhiều đồ uống có đường hơn bất cứ người khác. Việc tăng thuế này sẽ giúp thay đổi thói quen mua sắm có lợi cho người tiêu dùng.

Gavin Partington, Hiệp hội nước giải khát cho hay: “Nước giải khát chỉ chiếm 2% lượng calo trong chế độ ăn uống trung bình của người dân Anh. Chính vì vậy, việc đánh thuế vào đồ giải khát có thể giải quyết được tình trạng béo phì ở Anh, một vấn đề đang rất nghiêm trọng”.

Tuần trước, Chính phủ Anh thông báo kế hoạch sẽ phạt nặng đối với những công ty thực phẩm không cắt giảm lượng chất béo bão hòa trong sản phẩm của mình. Đây là quyết định được đưa ra sau khi giới khoa học nước này khẳng định đường và chất béo không bão hòa là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh tim mạch và tiểu đường.

Cùng chuyên mục