Quyền giám sát của người dân đối với CSGT như thế nào?

Ban Thời sự-Thứ ba, ngày 14/01/2020 18:14 GMT+7

VTV.vn - Từ ngày 15/1, người dân có quyền giám sát lực lượng cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình.

Đây là một trong những hình thức giám sát được quy định trong Thông tư 67 của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Những nét chính của Thông tư 67 với mục đích tăng cường giám sát đối với lực lượng công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông gồm:

Thông tư 67 quy định, người dân sẽ có 5 hình thức giám sát đối với lực lượng công an nhân dân trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên Bộ Công an quy định chi tiết về hình thức giám sát thứ 5 là thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp. Tuy nhiên, việc ghi âm, ghi hình phải đảm bảo các điều kiện như: không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ, ở ngoài khu vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông) và tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan

Việc sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình để giám sát lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ trên đường không phải là câu chuyện mới. Thực tế, nhiều đoạn video clip ghi nhận cả những điểm tích cực và tiêu cực của lực lượng chức năng đã được người dân tự đăng tải trên các trang mạng xã hội. Nhiều trường hợp đã giúp xử lý các cán bộ nhũng nhiễu, bảo kê hoặc ngược lại, giúp lực lượng chức năng có bằng chứng để xử lý vi phạm của người tham gia giao thông.

Có thể nói, khi người dân có quyền giám sát thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình thì lực lượng cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên đường sẽ có tư thế, tác phong, văn hóa ứng xử tốt hơn. Thế nhưng, việc người dân thực hiện quyền của mình thế nào cũng là điều đáng quan tâm.

Trong thông tư về quy chế dân chủ trong công tác đảm bảo an toàn giao thông được Bộ Công an ban hành việc giám sát của người dân thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Cụ thể, người dân không được cản trở hoạt động của các lực lượng chức năng trong quá trình làm nhiệm vụ, có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Về phía cơ quan chức năng sẽ tiếp nhận thông tin qua các trang thông tin trực tuyến của đơn vị cũng như phương tiện thông tin đại chúng, trang mạng xã hội và có biện pháp xử lý thông tin đúng quy định.

Người dân được ghi âm ghi hình sẽ tránh được tính cảm quan của việc giám sát trực tiếp như quy định trước đây. Tuy nhiên, khi giám sát và thông tin, phản ánh lên các phương tiện truyền thông, người dân phải đảm bảo tính khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm về những thông tin mình cung cấp.

Luật hóa đề xuất người dân được ghi hình cảnh sát giao thông Luật hóa đề xuất người dân được ghi hình cảnh sát giao thông

VTV.vn - Đây là lần đầu tiên việc làm này được luật hóa một cách cụ thể để người dân có thể giám sát, còn lực lượng CSGT có tư thế, lễ tiết, tác phong, văn hóa ứng xử tốt hơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước