Cần chính sách bảo hộ người lao động lớn tuổi

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 13/08/2017 16:02 GMT+7

VTV.vn - Bị mất việc làm khi tuổi đã lớn, cuộc sống của nhiều người lao động đã lâm vào cảnh bế tắc.

Trên 30 tuổi, nhiều người lao động đã có gia đình và cần ổn định về thu nhập để nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, ở độ tuổi này nhiều người vẫn bị sa thải và lâm vào cảnh bế tắc.

Dù bị sa thải nhưng người lao động rất khó để khiếu nại chủ doanh nghiệp vi phạm các quy định của Bộ Luật Lao động. Nhiều chuyên gia lao động vẫn gọi đây là "sa thải mềm" - tức là cách để loại trừ lao động không gia tăng được năng suất mà không ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp.

Mỗi năm dự báo sẽ có khoảng 300.000 lao động bị thải hồi từ các nhà máy và tương lai con số này còn cao hơn. Điều này đang tạo ra gánh nặng cho an sinh xã hội. Nhà nước cần có chính sách gì để bảo hộ cho những lao động này sớm quay trở lại thị trường lao động hoặc tự tạo công ăn việc làm cho mình?

Phóng viên VTV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Bình - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về chủ đề trên.

Thấy gì từ thực tế lao động lớn tuổi bị ép sa thải? Thấy gì từ thực tế lao động lớn tuổi bị ép sa thải?

VTV.vn - Theo nghiên cứu mới nhất của Tổng Liên đoàn lao động, hơn 70% lao động nữ trên 35 tuổi bị đào thải hoặc tự bỏ việc tại các khu chế xuất, khu CN.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước