Với các chi tiết của bộ luật F1 vào năm 2021 đang được ban tổ chức F1, FIA và các đội đua đang dần được hoàn tất. Một phần của bộ luật mới đã được hé lộ. Nếu được chấp thuận, sẽ là lần đầu tiên kể từ mùa giải 1982 các xe đua thiết kế theo "hiệu ứng bề mặt" sẽ trở lại đường đua F1.
"Hiệu ứng bề mặt" được đội đua Lotus danh tiếng lần đầu tiên áp dụng trên chiếc xe Lotus 78 vào năm 1977, trước khi Lotus hoàn thiện thiết kế này cho chiếc Lotus 79 thống trị F1 vào năm sau, qua đó đưa F1 vào kỷ nguyên "hiệu ứng bề mặt". Thế nhưng, việc phát triển "hiệu ứng bề mặt" khiến các xe có lực ép vô cùng lớn và tốc độ vào cua cao đến mức nguy hiểm. Điều này khiến các nhà làm luật của môn thể thao tốc độ phải cấm dử dụng "hiệu ứng bề mặt" cho mùa giải năm 1983 sau nhiều tai nạn nguy hiểm xảy ra vào năm 1982.
Chiếc xe Lotus 79 huyền thoại đã đưa F1 sang một kỷ nguyên mới
FIA tin tưởng rằng với bộ luật mới, bao gồm "hiệu ứng bề mặt", thiết kế khí động học đơn giản hơn và các bộ mâm làm lệch hướng không khí ở bánh trước sẽ giúp các xe ở phía đằng sau chạy theo các xe chạy đằng trước một cách dễ dàng hơn.
Theo giả lập, thế hệ xe F1 hiện nay mất khoảng 45% lực ép khi ở trong khoảng cách là 2 khúc xe đằng sau xe chạy trước. Còn với bộ luật vào năm 2021, các xe chạy ở phía sau sẽ chỉ mất vào khoảng 5-10% lực ép so với các xe chạy đằng trước.
Thế hệ xe Công Thức 1 hiện nay sử dụng gầm phẳng với không khí chạy liền qua bộ khuếch tán ở phía sau cùng với cánh gió sau tạo ra phần lớn lực ép cho xe F1. Thế nhưng, thiết kế này tạo ra các đường không khí xoáy, gây rối loạn cho các xe chạy đằng sau, hay còn được gọi là "khí bẩn".
Với việc đi vào luồng "khí bẩn", các xe F1 thường gặp rất khăn gặp các xe ở đằng trước
Vì vậy, để tạo "hiệu ứng bề mặt", thế hệ xe F1 mới sẽ sử dụng gầm xe mang hiệu ứng Venturi. Về cơ bản, hiệu ứng Venturi sẽ cho gió đi qua một nơi hẹp và phẳng, giúp tăng tốc và giảm áp lực. Khi gió đi ra khỏi khoảng không đó, nó sẽ giảm vận tốc nhưng lại tăng áp lực nén xuống mặt đường, giúp cho xe có vận tốc vào cua nhanh hơn. Những bộ khuếch tán gió cao hơn phía sau xe giúp luồng không khí thoát ra theo đường thẳng, giúp làm cản độ giảm của gió, giúp xe chạy nhanh hơn.
Ngoài ra, với việc sử dụng hiệu ứng Venturi, cánh gió ở đằng sau sẽ nhỏ hơn và thiết kế đơn giản hơn. Điều này giúp các xe đằng sau tránh được đường không khí nhiễu động. Cùng với đó là việc đưa các bộ mâm làm lệch hướng không khí ở bánh trước sẽ giúp các xe giảm được sự nhiễu động không khí. Với việc điều khiển được các không khí nhiễu động, khu vực bảng xe sẽ được đơn giản hoá và không bị cầu kỳ như thế hệ xe Công Thức 1 hiện nay.
Các thay đổi trên xe F1 vào năm 2021 (vàng) so với thế hệ xe Công Thức 1 hiện nay
Ban tổ chức F1 sẽ mong hoàn tất thủ tục về bộ luật mới với các đội đua vào ngày 15 tháng 9 trước khi được Hội đồng đua xe của FIA phê chuẩn vào tháng 10.
Một bản phác thảo hình dáng của chiếc xe F1 cho mùa giải năm 2021