Bộ Tư pháp xếp thứ 2 về Chỉ số cải cách hành chính

Báo điện tử Chính phủ-Thứ tư, ngày 19/04/2023 19:10 GMT+7

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh: Chất lượng ý kiến thẩm định quy định thủ tục hành chính ngày càng được nâng cao - Ảnh: VGP/LS

VTV.vn - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp là các đơn vị dẫn đầu các bộ về Chỉ số cải cách hành chính 2022.

Ngày 19/4, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã công bố Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2022 (SIPAS 2022), Chỉ số cải cách hành chính năm 2022 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2022). Theo đó, Bộ Tư pháp là 1 trong 2 bộ, cơ quan ngang bộ đạt điểm số trên 90 điểm, xếp hạng 2.

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, công tác thẩm định quy định thủ tục hành chính (TTHC) trong đề nghị văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), dự án, dự thảo văn bản QPPL luôn được Bộ Tư pháp chú trọng thực hiện, dần đi vào ổn định, nền nếp, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ quy định TTHC ngay trong quá trình đề nghị xây dựng văn bản QPPL, dự án, dự thảo văn bản QPPL.

Năm 2022, chất lượng ý kiến thẩm định quy định TTHC ngày càng được nâng cao; đuợc các cơ quan, đơn vị chủ trì lập đề nghị, soạn thảo tiếp thu tại cuộc họp thẩm định, tạo cơ sở để hoàn thiện quy định TTHC trong quá trình xây dưng văn bản QPPL, góp phần nâng cao chất lượng quy định TTHC, chất lượng xây dựng, ban hành văn bản QPPL.

Thời gian tới, theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp, cần nâng cao chất lượng thẩm định quy định TTHC. Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương: Tuân thủ hồ sơ thẩm định theo đúng quy định Luật Ban hành văn bản QPPL và Thông tư số 03/2022/TT-BTP; cơ quan lập đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản QPPL chú trọng tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến thẩm định của cơ quan, đơn vị thẩm định và gửi Báo cáo tiếp thu, giải trình theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL.

Bộ Tư pháp xếp thứ 2 về Chỉ số cải cách hành chính - Ảnh 1.

Bộ Tư pháp đứng thứ 2 các bộ, ngành về Chỉ số cải cách hành chính - Ảnh: VGP/LS

Các cơ quan, đơn vị thẩm định cương quyết không tiếp nhận hồ sơ gửi thẩm định nếu hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản QPPL và dự án, dự thảo văn bản QPPL có quy định về TTHC chưa có bản đánh giá TTHC theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về kiểm soát TTHC (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2017) và Thông tư số 03/2022/TT-BTP.

Coi trọng giải pháp tổ chức các cuộc họp tham vấn quy định TTHC trước khi tổ chức thẩm định để nâng cao chất lượng ý kiến thẩm định về quy định TTHC hoặc tổ chức các cuộc họp tham vấn sau khi tổ chức thẩm định để làm rõ thêm các vấn đề phức tạp, còn có ý kiến khác nhau.

Nâng cao hơn nữa chất lượng các cuộc họp của Hội đồng thẩm định và Hội đồng tư vấn thẩm định. Đăng tải công khai các báo cáo thẩm định trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thẩm định.

Các cơ quan, đơn vị thẩm định cần phải phối hợp, theo dõi, bám sát việc tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định nói chung và ý kiến thẩm định quy định TTHC nói riêng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước