Hội thảo do Học viện Ngoại giao phối hợp với các đối tác đồng bảo trợ trong và ngoài nước tổ chức với sự góp mặt của hơn 220 đại biểu tham dự trực tiếp và hơn 250 đại biểu đăng ký tham dự trực tuyến.
Các vấn đề mới nổi song có tầm ảnh hưởng ảnh hưởng sâu sắc tới cục diện khu vực như phát triển mới của chủ nghĩa đa phương, xây dựng năng lực ứng phó với các hoạt động phức hợp, phát triển các quy tắc ứng xử, đảm bảo chuỗi cung ứng bền vững và kinh tế biển xanh là những vấn đề được nhiều học giả quan tâm thảo luận trong hội thảo.
Trong phiên thảo luận, các học giả đã đánh giá, Biển Đông là trung tâm của cục diện quốc tế đang thay đổi. Các nguyên tắc trên Biển Đông sẽ góp phần định hình các nguyên tắc khác ở các biển và đại dương khác. Việc duy trì một trật tự trên biển trong đó nhấn mạnh tới sự tuân thủ, tin tưởng và hợp tác, hơn bao giờ hết là điều cần thiết để đảm bảo cho sự phục hồi bền vững.
Hội thảo sẽ định vị Biển Đông trong bối cảnh địa chính trị đang biến đổi, đan xen giữa điểm nóng cũ và mới trong sự hiệu quả của các cấu trúc quản trị hiện hành và xem xét vai trò của UNCLOS sau 40 năm và DOC sau 20 năm.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 sẽ diễn ra trong hai ngày 16 và 17/11 với 8 phiên về các chủ đề đa dạng như: Các cường quốc và xu hướng 4C ở Biển Đông là Hợp tác, Cạnh tranh, Đối đầu hay Cùng chung sống; Cộng hưởng động lực mới từ cơ chế tiểu đa phương khu vực; Tìm kiếm năng lực để xử lý các mối đe dọa và thách thức hàng hải phức hợp mới…
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!