Hôm nay (23/10), Quốc hội thảo luận về Luật Phòng, chống HIV/AIDS

Tạ Hiển-Thứ sáu, ngày 23/10/2020 06:57 GMT+7

Ảnh: TTXVN

VTV.vn - Quốc hội tiến hành thảo luận trực tuyến về dự án Luật Phòng, chống HIV/AIDS và quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long sẽ giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội nêu.

Luật Phòng, chống HIV/AIDS: Mục tiêu cơ bản chấm dứt dịch bệnh vào năm 2030

Tiếp tục chương trình làm việc của Quốc hội, sáng 23/10, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

Sau đó Quốc hội tiến hành thảo luận trực tuyến về dự án Luật và quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long sẽ giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội nêu.

Hôm nay (23/10), Quốc hội thảo luận về Luật Phòng, chống HIV/AIDS - Ảnh 1.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long sẽ giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội nêu

Việc sửa đổi, bổ sung dự án Luật nhằm thể chế quan điểm, chủ trương Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, trong đó có mục tiêu "cơ bản chấm dứt dịch bệnh AIDS" vào năm 2030 và giải pháp "tăng cường nguồn lực trong nước cho công tác phòng, chống HIV/AIDS…".

Trên cơ sở các ý kiến góp ý của UBTVQH tại phiên họp thứ 47 và phiên họp toàn thể lần thứ 18 của Ủy ban về các vấn đề Xã hội thẩm tra chính thức dự án Luật, dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến gồm 3 điều, bổ sung vào 14 điều luật và bãi bỏ 2 điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS.

Dự án Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý, có một số nội dung lớn tiếp tục cần xin ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 gồm: Về tăng cường tiếp cận thông tin người nhiễm HIV; can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; kinh phí xét nghiệm HIV tự nguyện để dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS; quỹ hỗ trợ, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV…

Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Chiều 23/10, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).

Quốc hội sẽ thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật và cơ quan trình, cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp báo cáo, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9; UBTVQH xem xét, cho ý kiến tại phiên họp thứ 46.

Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 10 gồm 8 chương, 76 điều, quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động; quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước; chính sách đối với người lao động; quản lý nhà nước, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Những nội dung của dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý bao gồm: Đối tượng áp dụng; chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; trách nhiệm quản lý nhà nước về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022.

Nhiều lao động Việt Nam ở nước ngoài bị vi phạm quyền lợi mà không được hỗ trợ Nhiều lao động Việt Nam ở nước ngoài bị vi phạm quyền lợi mà không được hỗ trợ

VTV.vn - Chiều nay (17/6), Quốc hội họp phiên toàn thể thảo luận về Dự Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước