Khoa học, dân chủ trong xây dựng Nhà nước pháp quyền

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 19/06/2022 22:17 GMT+7

VTV.vn - Đề án xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, được đánh giá là công phu, khoa học.

Trong gần 1 năm qua, việc xây dựng Đề án xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, được giới khoa học pháp lý và các tỉnh, thành ủy đánh giá là công phu, khoa học và bám sát thực tiễn.

Sau 3 Hội thảo khoa học cấp quốc gia và hàng trăm giờ làm việc, đến nay, dự thảo Đề án đang được lấy ý kiến các tỉnh, thành ủy trong cả nước, dân chủ, khoa học nhằm bảo đảm dự thảo đề án có chất lượng cao nhất trình Bộ Chính trị cho ý kiến.

Khoa học, dân chủ trong xây dựng Nhà nước pháp quyền - Ảnh 1.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”

Cần có lộ trình dừng việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành thông tư để tránh lợi ích nhóm hay mạnh dạn mở rộng thêm quyền dân chủ trực tiếp của người dân và Trung ương tăng cường phân cấp, giao quyền cho địa phương hay các đại biểu Quốc hội cần sớm hoạt động chuyên nghiệp. Đây đều là những ý kiến rất thẳng thắn, trách nhiệm được các tỉnh, thành ủy ở khu vực phía Bắc và miền Trung-Tây Nguyên đề xuất với Ban Chỉ đạo cụ thể hóa trong dự thảo Đề án.

Với 3 Hội thảo Quốc gia để tiếp thu ý kiến của giới khoa học, chuyên gia hàng đầu trên cả nước và giờ là 63 tỉnh, thành ủy đóng góp ý kiến trực tiếp. Hiếm có Đề án nào được xây dựng công phu, khoa học, sát thực tiễn và có tầm nhìn dài hạn như Đề án này. Cách làm này để dự thảo đề án có chất lượng cao, bảo đảm sự đầy đủ, hài hòa giữa lý luận và thực tiễn, đồng thời cập nhật các vấn đề mới, cấp thiết theo tinh thần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, nhân dân lên trên hết. Tuyệt đối không để lợi ích cục bộ trở thành rào cản của cải cách.

Sau hai hội nghị lấy ý kiến 42 tỉnh, thành ủy khu vực phía Bắc và miền Trung-Tây Nguyên và ngày mai (20/6) là 21 tỉnh, thành ủy khu vực phía Nam, dự thảo Đề án Chiến lược sẽ tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện nhằm bảo đảm Đề án đạt chất lượng cao nhất như yêu cầu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước