Để có một ngày 30/4 đại thắng, kết thúc hơn 20 năm đất nước chia cắt, non sông thu về một mối với bao mất mát hi sinh, có những đóng góp thầm lặng của bao người Việt Nam yêu nước.
Để có một ngày 30/4/1975 tràn ngập sắc cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng, tại các xóm lao động, những căn cứ lõm trong nội thành là cơ sở cho phong trào học sinh - sinh viên các trường đại học - trung học Sài Gòn, các gia đình đã âm thầm chuẩn bị.
Ngày 28/4/1975, luật sư Triệu Quốc Mạnh, lúc đó mới 34 tuổi, là ngày không thể quên, khi ông được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng nha cảnh sát đô thành trong chính quyền Dương Văn Minh. 17.000 cảnh sát đô thành, lực lượng gây nhiều tổn thất lớn cho phong trào cách mạng từ sau Mậu Thân 1968 đang sẵn sàng làm mọi thứ trong cơn cùng quẫn đã không thể có bất cứ hành động nào dù liên tục xin lệnh bắn từ vị chỉ huy trong vỏn vẹn 1 ngày này.
Chỉ đơn giản vậy nhưng Sài Gòn ngày 29/4/1975 tránh được đổ máu, lực lượng đấu tranh phong trào được bảo vệ. Bên cạnh đó, một lực lượng cách mạng nữa được bổ sung kịp thời cho ngày 30/4/1975.
Những bà má nuôi phong trào năm nào chấp nhận tù đày để truyền lửa cho con mình, những cô gái, chàng trai mới 15,16 tuổi tham gia hoạt động cách mạng, những người thầm lặng làm tròn nhiệm vụ ngày ấy, đến giờ vẫn giản dị một suy nghĩ "giải phóng được hay không thì nhiệm vụ vẫn phải làm".
Dẫu không phải là những người vinh dự cắm lá cờ chiến thắng, nhưng những người như luật sư Triệu Quốc Mạnh đã có riêng những lá cờ của khát vọng hòa bình, thống nhất. Họ là những người cắm cờ thầm lặng cho ngày 30/4/1975.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!