Đây là một trong nhiều nội dung được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại phiên thảo luận tại hội trường sáng nay (24/5) về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Đa số các đại biểu đánh giá, dù trong bối cảnh dịch bệnh 2 năm qua ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, tuy nhiên công tác lập và triển khai Chương trình tiếp tục có nhiều cải tiến, đổi mới thiết thực, hiệu quả và đạt được kết quả tích cực. Dù vậy, trong giai đoạn tới, công tác xây dựng luật cần có sự đổi mới, siết chặt kỷ cương hơn nữa.
"Nhiều dự án cho vào phải xin lùi thời hạn, cơ quan không kịp tiến hành thẩm tra, nhiều hồ sơ vẫn chậm, cần xem xét đánh giá và xử lý" - ông Phạm Trọng Nghĩa, đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn, phát biểu.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn Phạm Trọng Nghĩa phát biểu. Ảnh: Dương Giang-TTXVN
Bà Trần Thị Hồng Thanh - đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình đề nghị các cơ quan cần có giải pháp đủ mạnh, quyết liệt, tăng kỷ luật kỷ cương, chú trọng xem xét của người đứng đầu trong trình các dự án không đảm bảo chất lượng. Quốc hội kiên quyết hơn trong không xem xét luật trình không đúng thời hạn.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình Trần Thị Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Quá trình soạn thảo cũng cần phải có sự đổi mới cũng sẽ giúp nâng cao chất lượng các dự án luật trình Quốc hội.
Cũng trong sáng nay, các đại biểu đã nghe các báo cáo về kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo, báo cáo tổng kết thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và tờ trình thẩm tra về việc kéo dài việc thí điểm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!