Thủ tướng chỉ thị triển khai giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo

Ban Thời sự-Thứ bảy, ngày 04/09/2021 20:52 GMT+7

(Ảnh minh họa: VPG)

VTV.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị Về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn.

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19.

Công điện nêu rõ: Dự báo dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, để tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình, chất lượng và tiếp tục thực hiện mạnh mẽ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo chỉ đạo của Trung ương, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương:

Chủ động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch năm học linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên học tập, vừa bảo đảm sức khỏe, vừa hoàn thành chương trình giáo dục theo kế hoạch và bảo đảm chất lượng. Những nơi an toàn trong phòng chống dịch vẫn khai giảng bình thường như mọi năm.

Xác định các yêu cầu, nội dung cốt lõi, căn bản trong chương trình dạy học, làm cơ sở cho các địa phương, các cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch dạy học linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch tại địa phương, nhất là ở những địa bàn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương thức dạy học trực tuyến và đào tạo từ xa; phát triển nguồn học liệu điện tử, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, giảng viên đáp ứng yêu cầu của phương thức này. Quan tâm sâu sát, cụ thể đến điều kiện triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ việc dạy, học đối với học sinh lớp 1, lớp 2.

Phối hợp với Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tiêm chủng cho học sinh các cấp sau khi cơ quan chuyên môn có hướng dẫn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho người dưới 18 tuổi; rà soát gửi Bộ Y tế cấp bổ sung và tiêm vaccine cho tất cả giáo viên các cấp học; quán triệt, thông tin, truyền thông trong toàn ngành, tới các thầy cô giáo, phụ huynh, học sinh cần nêu cao tinh thần chống dịch "mình vì mọi người, mọi người vì mỗi người" thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch với thông điệp "Tất cả vì tương lai con em chúng ta".

Hướng dẫn các gia đình trong việc phối hợp với nhà trường, bảo đảm an toàn, hiệu quả trong thời gian học trực tuyến.

Chỉ đạo các nhà xuất bản cung cấp sách giáo khoa (cả bản điện tử) đầy đủ, thuận lợi cho học sinh khi bước vào năm học mới, nhất là tại các địa phương tổ chức học trực tuyến.

Hướng dẫn xây dựng hệ thống đề thi, bài kiểm tra, ngân hàng câu hỏi phục vụ tổ chức thi, kiểm tra đánh giá theo hình thức trực tuyến một cách phù hợp; xây dựng phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 và các năm tiếp theo, phù hợp với tình hình thực tiễn bảo đảm phòng chống dịch hiệu quả.

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, từng bước chuyển đổi việc tuyển sinh, đào tạo, kiểm tra đánh giá và bảo vệ tốt nghiệp sang hình thức trực tuyến phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Chủ động phối hợp với các địa phương thực hiện rà soát quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bảo đảm phù hợp, sát với thực tiễn.

Nghiên cứu ban hành những cơ chế, chính sách và hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học tổ chức thực hiện hiệu quả việc tự chủ, nhất là ở những nơi có điều kiện.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế

Hướng dẫn biện pháp phòng chống dịch và bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh trong nhà trường.

Xây dựng phương án cụ thể về việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho học sinh dưới 18 tuổi.

Thủ tướng chỉ thị triển khai giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo - Ảnh 1.

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19.(Ảnh: Dân trí)

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu chính sách hỗ trợ giáo viên và học sinh một cách phù hợp trong một số trường hợp đặc thù; có chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bổ sung dinh dưỡng bữa ăn bán trú để phát triển thể chất tốt hơn cho trẻ em, học sinh.

Tổ chức triển khai việc hỗ trợ giáo viên, nhân viên, người lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp công lập và ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo quy định.

Bộ Thông tin và Truyền thông

Ban hành hướng dẫn về sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy học trực tuyến; chỉ đạo nghiên cứu, phát triển các giải pháp, nền tảng dạy và học trực tuyến, học liệu số; chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông xem xét miễn giảm giá cước truy cập Internet cho học sinh, sinh viên và giáo viên, giá cước sử dụng giải pháp phục vụ giáo dục, đào tạo.

Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc hỗ trợ, đảm bảo điều kiện học tập cho giáo viên, học sinh và các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập, nhất là những nơi gặp khó khăn do dịch bệnh, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo.

Thủ tướng yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Chỉ đạo triển khai kế hoạch năm học 2021 - 2022 một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương; tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống dịch COVID-19 trong các cơ sở giáo dục.

Với các địa phương đang có dịch và thực hiện Chỉ thị số 15 và Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ: Trước mắt, tổ chức dạy học trực tuyến; ưu tiên nguồn lực hỗ trợ học sinh khó khăn không có phương tiện học tập trực tuyến, bảo đảm công bằng trong tiếp cận phương thức dạy và học mới. Ưu tiên bố trí kinh phí, huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bảo đảm điều kiện để dạy học trực tuyến, chuyển đổi số trong giáo dục.

Khẩn trương thực hiện Nghị định số 81 của Chính phủ về chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, Nghị quyết số 86 ngày 06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để đảm bảo không học sinh nào không được đến trường sau dịch vì khó khăn, giảm bớt khó khăn cho giáo viên bị ảnh hưởng do trường học bị đóng cửa, nhất là giáo viên thuộc hệ thống các trường tư thục mầm non. 

Có giải pháp phù hợp hỗ trợ học sinh, giáo viên các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa không có khả năng tiếp cận với hình thức học trực tuyến, học qua truyền hình. Tạo điều kiện tiếp nhận, chuyển trường thuận lợi cho học sinh trong trường hợp gia đình thay đổi địa bàn sinh sống do tác động của dịch COVID-19.

Đảm bảo chất lượng giáo dục - Thách thức lớn nhất của ngành Giáo dục trong dịch bệnh Đảm bảo chất lượng giáo dục - Thách thức lớn nhất của ngành Giáo dục trong dịch bệnh

VTV.vn - Ngày 5/9, học sinh cả nước chính thức tham dự lễ khai giảng, một năm học đặc biệt chưa từng có. Riêng TP Hồ Chí Minh đã khai giảng online sớm do tình hình dịch phức tạp.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước