Xuyên tạc kết quả bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp là mưu đồ chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Ban Truyền hình Đối ngoại-Thứ hai, ngày 05/07/2021 15:08 GMT+7

VTV.vn- Thành phần chống đối, các thế lực thù địch liên tục tung lên các trang mạng xã hội những thông tin xuyên tạc, những luận điệu sai trái nhằm phủ nhận kết quả cuộc bầu cử.

Ngày 10/6 vừa qua, danh sách các ứng cử viên trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã chính thức được công bố, khép lại một kỳ bầu cử thành công. Trong bối cảnh dịch bệnh, một tỷ lệ cử tri đi bầu cao - với hơn 69 triệu cử tri, danh sách những đại biểu ưu tú nhất đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân đã được bầu chọn và công bố càng khẳng định sự thành công của cuộc bầu cử.

Tuy nhiên, các thành phần chống đối cùng các thế lực thù địch vẫn ra sức chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Chúng liên tục tung lên các trang mạng xã hội những thông tin xuyên tạc, những luận điệu sai trái về cuộc bầu cử nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín chính quyền và phủ nhận kết quả cuộc bầu cử. Chúng âm mưu sử dụng chính những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 để tung tin xấu, cho rằng cuộc bầu cử đã làm bùng phát lại đại dịch khiến người dân chịu tổn thất. Chúng cũng ngang nhiên dựng lên đủ dạng thông tin bịa đặt về những sai phạm vốn không hề có trong cuộc bầu cử.

Tất cả những chiêu trò và luận điệu đó đã được phô diễn suốt gần 1 tháng qua trên các trang thông tin thù địch và những trang báo thiếu thiện chí với Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả những thông tin sai trái, bịa đặt trắng trợn này đã bị phủ nhận bởi chính cử tri và nhân dân Việt Nam - những người đã nói lên tiếng nói của mình về một cuộc bầu cử thành công tốt đẹp.

Những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt "núp bóng" đại dịch COVID-19 hạ thấp uy tín cuộc bầu cử

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là một kỳ bầu cử đặc biệt trong đại dịch COVID-19 đang có những diễn biến phức tạp từng ngày.Chống dịch như chống giặc đồng thời tổ chức bầu cử thành công và an toàn, đảm bảo quyền và trách nhiệm bầu cử của công dân, đó là tinh thần của người dân Việt Nam trên mọi miền đất nước.

Đeo khẩu trang, đo thân nhiệt, sát khuẩn tay, giữ khoảng cách - một không khí đi bầu cử rất khác nhưng vẫn rất trọng đại, rất vui tươi và đầy niềm tự hào tại hàng nghìn điểm bầu cử hay tại các khu cách ly hoặc trong các bệnh viện.

Xuyên tạc kết quả bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp là mưu đồ chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc - Ảnh 1.

Cử tri đi bầu cử tại khu vực phong tỏa Gốc Mít, phường Trần Phú, thành phố Hải Dương. Ảnh: TTXVN.

Ngay sau ngày bầu cử, báo chí quốc tế đã đồng loạt đưa tin và có những đánh giá cao về quyết tâm của Chính phủ và nhân dân Việt Nam vượt qua khó khăn dịch bệnh để đảm bảo mục tiêu kép - an toàn và thành công cho cuộc bầu cử. Thế nhưng, vẫn nổi lên những luận điệu lạc lõng từ những nguồn tin thù địch thiếu thiện chí với Việt Nam. Núp sau bóng đại dịch, những thành phần phản động dựng lên những tin tức bịa đặt nhằm hạ thấp uy tín cuộc bầu cử như: "Cuộc bầu cử làm bùng phát đại dịch COVID-19, con số lây nhiễm tăng nhanh. Bầu cử hình thức tốn kém nhưng trả giá đắt", "Việt Nam vẫn bầu Quốc hội trong lúc COVID-19 gây lo ngại" hay "Đảng Cộng sản Việt Nam hy sinh sức khỏe người dân để đổi lấy sự trang trí cho chế độ"...

Chúng trắng trợn tung ra những tin tức sai trái nhằm phủ nhận những thành quả trong công tác phòng chống dịch của Việt Nam cũng như đánh đồng việc gia tăng các ca lây nhiễm là từ cuộc bầu cử.

Xuyên tạc kết quả bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp là mưu đồ chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc - Ảnh 2.
Xuyên tạc kết quả bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp là mưu đồ chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc - Ảnh 3.
Xuyên tạc kết quả bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp là mưu đồ chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc - Ảnh 4.

Đại tá Nguyễn Minh Tâm - nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin khoa học và Tài liệu giáo khoa, Học viện Chính trị Công an Nhân dân - cho biết: "Những luận điệu nêu ra rằng vì bầu cử mà làm lây lan dịch bệnh thì thực chất đây là luận điệu nguy biện và dựa trên suy diễn không có cơ sở khoa học. Đợt dịch thứ tư của Việt Nam vừa qua thì bùng phát từ ngày 25 đến ngày 27/4 thì ghi nhận các ca nhiễm đầu tiên trong cộng đồng, nghĩa là khoảng 1 tháng trước khi bầu cử, chứ không thể nói là dân đi bầu cử là làm lây lan dịch bệnh".

Ông Đỗ Mạnh Thắng - cử tri phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội - chia sẻ: "Tất cả đều mang tinh thần chống dịch như chống giặc, bởi thế các ứng cử viên, các đại biểu đều thực hiện và đeo khẩu trang một cách nghiêm túc, đảm bảo đúng quy định".

Bên cạnh việc đưa tin sai trái xuyên tạc về công tác phòng chống dịch, một số trang báo quốc tế thiếu thiện chí còn dẫn nguồn tin từ những đối tượng mà họ gọi là "những nhà quan sát" cho rằng "việc bị thúc ép" đi bầu cử là rất phổ biến. Một số trang mạng thù địch còn trắng trợn đưa tin bịa đặt, dàn dựng về những sai phạm không hề có trong cuộc bầu cử tại Việt Nam.

Một trang mạng đưa tin rằng: "Tại Vinh, chính quyền địa phương thản nhiên phân phát tài liệu Định hướng ứng cử viên đắc cử cho cử tri phường Lê Lợi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An khi họ bỏ phiếu chọn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân". Tuy nhiên, chính các cử tri tại địa phương nói trên đã phủ nhận hoàn toàn thông tin bịa đặt này.

Xuyên tạc kết quả bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp là mưu đồ chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc - Ảnh 5.
Xuyên tạc kết quả bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp là mưu đồ chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc - Ảnh 6.

Chị Nguyễn Thị Quỳnh Trang - cử tri khu vực bỏ phiếu số 4, phường Lê Lợi, thành phố Vinh, Nghệ An - cho biết: "Chúng tôi đi bầu cử dựa trên tinh thần tự nguyện dân chủ, không có một ai ép buộc, không có chuyện nếu người dân không đi bầu thì chính quyền sẽ lập biên bản. Tôi chưa nghe thông tin từ bất kỳ ai phản ánh về sự việc như thế".

Ông Đặng Văn Lượng - cử tri khu vực bỏ phiếu số 1, phường Lê Lợi, thành phố Vinh, Nghệ An - nói: "Trước lúc đi bầu, chúng tôi đã tìm hiểu rất kỹ nên không có chuyện định hướng cho bất kỳ một ai hoặc bầu ai".

Trên những trang tin phản động cũng ngang nhiên dựng lên câu chuyện trong danh sách ứng cử viên phát cho cử tri tại Đơn vị Bầu cử số 1 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tên một số ứng cử viên đã được tô đậm và đặt dấu sao bên cạnh. Đây đều là những tin tức phi lý, bịa đặt đã được chính các cử tri địa phương bác bỏ.

Đại tá Nguyễn Minh Tâm - nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin khoa học và Tài liệu giáo khoa, Học viện Chính trị Công an Nhân dân - cho hay: "Các thế lực thù địch bịa ra câu chuyện rất khôi hài đó là bầu ai thì in đậm vào đấy, còn những người không in đậm thì gạch đi. Từng làm công tác bầu cử trong nhiều nhiệm kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, tôi chưa bao giờ thấy một phiếu nào như thế cả. Tất cả mọi quá trình bầu cử đều được diễn ra một cách rất bình đẳng. Tất nhiên là sai phạm cũng có. Chúng ta thấy có những đơn vị phải bầu cử lại bởi sai sót in nhầm "ông" thành "bà" ở xã Hoàng Long của huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Và một số nơi khác bầu cử bổ sung. Tính minh bạch, làm việc rất cẩn thận, rất bài bản ở Việt Nam là như vậy, không thể để cho sai sót nào xảy ra. Vì vậy những luận điệu nói rằng không minh bạch hoặc là có chuyện định hướng trước đều là chuyện vu khống".

Những chiêu trò gieo rắc sự hoang mang, hoài nghi về kết quả cuộc bầu cử

Thành công của cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là thành quả của một quá trình phát huy tinh thần dân chủ, công khai, minh bạch trong từng bước triển khai công tác bầu cử, từ dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng cho đến công tác hiệp thương, lấy ý kiến cử tri, lựa chọn, giới thiệu ứng cử viên đáp ứng tiêu chuẩn, tổ chức vận động bầu cử cũng như việc bỏ phiếu, kiểm phiếu.

Xuyên tạc kết quả bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp là mưu đồ chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc - Ảnh 7.

Thành công của cuộc bầu cử càng rõ nét thì các tổ chức phản động, các phần tử chống đối càng ráo riết tung ra các luận điệu chống phá hòng bôi nhọ, phủ nhận kết quả của cuộc bầu cử. Gần như đây là một kịch bản lặp lại sau các kỳ bầu cử. Bên cạnh việc tung tin bịa đặt của các trang mạng thù địch, một số trang báo nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam tiếp tục chiêu trò phỏng vấn các đối tượng chống đối, bất mãn chế độ để phản ánh tình hình ở Việt Nam qua lăng kính sai trái, nhằm bôi xấu kết quả cuộc bầu cử.

Vẫn những luận điệu cũ như "nhân sự được bầu đã được Đảng sắp xếp từ trước", "lá phiếu của người dân không có ý nghĩa gì khi Đảng cử dân bầu", "bầu cử chỉ là tô vẽ"… nhằm lái dư luận theo hướng tiêu cực, gieo rắc sự hoang mang, hoài nghi về kết quả cuộc bầu cử. Không khó để nhận diện mưu đồ của chúng đó là chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, đồng thời thông qua những thông tin bịa đặt vẽ nên hình ảnh sai sự thật về cuộc bầu cử nhằm hạ thấp uy tín của Việt Nam.

Tập trung công kích về tính dân chủ của cuộc bầu cử, các trang mạng xã hội của các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối... tiếp tục xoáy vào một điểm "việc kiện toàn các chức danh chủ chốt của Nhà nước, chính phủ, Quốc hội đã được Đảng quyết định sau Đại hội Đảng, tức là trước cuộc bầu cử, vậy nên cuộc bầu cử này chỉ là hình thức", "quốc hội Việt Nam chưa được bầu mới mà Chủ tịch Quốc hội mới, Chủ tịch nước mới, Chính phủ mới với Thủ tướng mới và đầy đủ nội các mới đã được hình thành đâu vào đấy mất rồi" nên "cuộc bầu cử này chỉ là cái vỏ không có ruột". Các chuyên gia cho rằng những luận điệu trên xuất phát từ việc thiếu hiểu biết về hệ thống chính trị Việt Nam, đồng thời cố tình suy diễn, áp đặt cách hiểu phiến diện, sai trái vào thực tế chính trị của Việt Nam.

Xuyên tạc kết quả bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp là mưu đồ chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc - Ảnh 8.
Xuyên tạc kết quả bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp là mưu đồ chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc - Ảnh 9.

Vẫn tiếp tục công kích công tác bầu cử và kết quả bầu cử vừa được công bố, các nguồn tin phản động tiếp tục xoáy vào vấn đề Đảng cử dân bầu để tung ra luận điệu cho rằng "cuộc bầu cử là do Đảng "kiểm soát toàn bộ", "Quốc hội đại diện cho quyền lực của Đảng chứ không phải của nhân dân", "Cử tri không biết ai để bầu, đi bầu cũng chỉ hình thức, Đảng quyết rồi", "Đảng đã cử thì đương nhiên được bầu vào, cần gì đến lá phiếu cử tri".

Xuyên tạc kết quả bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp là mưu đồ chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc - Ảnh 10.

Ông Trần Ngọc Đường - nguyên Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - nhận định: "Đảng cử dân bầu nhưng phải được sàng lọc rất kỹ bằng các cơ chế khác nhau, bằng cơ chế tổ chức chính trị xã hội sàng lọc một bước. Vì vậy không thể có chuyện Đảng cử dân bầu thì dân không biết gì về người được đưa ra ứng cử".

Kết quả thành công của cuộc bầu cử, cơ cấu thành phần đại biểu Quốc hội mới cho thấy tính đại diện của Quốc hội được mở rộng, chất lượng đại biểu được nâng cao. Các chuyên gia đánh giá kỳ bầu cử vừa qua đã chọn lựa được một cơ cấu đại biểu Quốc hội đủ sức, đủ tầm để gánh vác trọng trách quốc gia dân tộc trong giai đoạn mới.

Tiếp tục mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt nam, các đối tượng xấu còn dựa vào cái gọi là "Báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền thế giới 2020" mà Bộ Ngoại giao Mỹ công bố trước thời điểm bầu cử không lâu, cho rằng người dân Việt Nam không có tự do để bầu chọn ra chính phủ mà họ mong muốn cũng như bị hạn chế tham gia chính trị cùng nhiều vấn đề nhân quyền khác để "tát nước theo mưa", hạ thấp uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như phủ nhận cuộc bầu cử. Thậm chí những nhà "dân chủ quá đà" này còn trơ tráo đòi hỏi phải có sự tham gia của các tổ chức độc lập nước ngoài vào việc giám sát, kiểm phiếu trong công tác bầu cử của Việt Nam. Điều nực cười này thể hiện rõ sự thiếu hiểu biết hoặc cố tình không hiểu về hệ thống chính trị của Việt Nam, rằng công tác bầu cử tại Việt Nam được thống nhất từ trên xuống dưới, thực hiện quy củ, bài bản, đúng pháp luật.

Xuyên tạc kết quả bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp là mưu đồ chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc - Ảnh 11.
Xuyên tạc kết quả bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp là mưu đồ chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc - Ảnh 12.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội khóa XV - chia sẻ: "Chúng ta là một nước có chủ quyền và người dân chính là người làm chủ những vấn đề quan trọng nhất đất nước. Đặc biệt là cuộc bầu cử này, người dân là người quyết định lựa chọn ai, quyết định chấp nhận ai sẽ là người ứng cử. Người dân là người thể hiện các quyền của mình không chỉ trong chuyện lựa chọn mà còn cử ra các đại diện cho việc giám sát quá trình tổ chức đó. Những luận điệu nói rằng phải nhờ đến một tổ chức, lực lượng nào đó bên ngoài vào để giám sát đã làm mất đi chủ quyền của người dân".

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã thành công rất tốt đẹp. Kết quả ấy có được là nhờ vào sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây chính là minh chứng sống động, một lần nữa khẳng định sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đập tan những âm mưu, thủ đoạn của các phần tử cơ hội chính trị, thù địch, phản động rắp tâm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, phá hoại cuộc bầu cử.

Mọi luận điệu, chiêu trò của các thế lực thù địch, phản động không thể phủ nhận được thực tế về kết quả thành công của cuộc bầu cử. Sự thành công vang dội này hứa hẹn mở ra một giai đoạn phát triển mới với nhiều thành công mới, toàn diện, vững chắc trên mọi lĩnh vực để Việt Nam ngày càng phát triển đi lên, khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Phản bác luận điệu sai trái vu cáo Việt Nam đàn áp người tự ứng cử Phản bác luận điệu sai trái vu cáo Việt Nam đàn áp người tự ứng cử Vạch trần luận điệu xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử Vạch trần luận điệu xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử Lật tẩy mưu đồ chống phá dưới chiêu bài “tù nhân lương tâm” Lật tẩy mưu đồ chống phá dưới chiêu bài “tù nhân lương tâm”

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước