Vạch trần các chiêu trò hạ thấp tiêu chuẩn, bôi nhọ phẩm chất đại biểu quốc hội

VTV4-Thứ ba, ngày 18/05/2021 11:14 GMT+7

VTV.vn - Càng gần tới ngày bầu cử, các thế lực thù địch lại liên tục tung lên các trang MXH thông tin xuyên tạc, sai trái nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của các ĐBQH.

Sau khi danh sách chính thức ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV và ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được công bố, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội và HĐND đã tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử.

Trong quy trình của công tác bầu cử, giai đoạn vận động bầu cử được xem là cực kỳ quan trọng, giúp cử tri tiếp xúc, hiểu rõ hơn ứng cử viên, trên cơ sở đó cân nhắc, lựa chọn, bầu những người đủ tiêu chuẩn làm ĐBQH, đại biểu HĐND.

Chính vào thời điểm quan trọng này và càng gần tới ngày bầu cử, các thế lực thù địch lại liên tục tung lên các trang mạng xã hội những thông tin xuyên tạc sai trái nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của các đại biểu quốc hội, công kích quy trình bầu cử, bêu riếu tiêu chuẩn, phẩm chất của các ứng cử viên.

Mục đích của chúng vẫn không có gì khác nhằm gây nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang, hoài nghi trong nhân dân; kích động, kêu gọi người dân không tham gia bầu cử. Với nhiều chiêu trò, thủ đoạn khác nhau, chúng đều hướng tới mục tiêu phá hoại cuộc bầu cử, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Vạch trần các luận điệu bôi nhọ hạ thấp uy tín ứng cử viên

"Ứng cử viên Quốc hội Việt nam có cần nhất thân nhì thế?" Là "Con ông cháu cha" hay chi nhiều tiền bạc sẽ trở thành Đại biểu Quốc hội... là những thông tin xuyên tạc, sai trái được đưa trên một số trang báo nước ngoài thiếu thiện chí hoặc các trang mạng phản động chống phá Việt Nam trong thời gian trước cuộc bầu cử.

Vạch trần các chiêu trò hạ thấp tiêu chuẩn, bôi nhọ phẩm chất đại biểu quốc hội - Ảnh 1.

Đây là những thông tin quy chụp, vô căn cứ, nhưng cứ được tung ra, lặp lại nhiều lần trên mạng xã hội với mưu đồ rõ ràng là hướng lái dư luận theo hướng tiêu cực, kích động tư tưởng hoài nghi của người dân với các ứng cử viên, gieo rắc nhận thức sai lầm nhằm hạ uy tín cuộc bầu cử.

Ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho rằng: "Những nội dung nói liên quan đến thân và thế là không có cơ sở. Trong số ĐBQH cũng có thể có con đồng chí này, đồng chí kia, trong luật pháp các nước cũng không có quy định con tổng thống, con nghị sĩ thì không được ứng cử mà quan trọng là vị đó đủ tiêu chuẩn và được tín nhiệm, đủ năng lực điều kiện để làm đại biểu".

Cố tình chỉ xoáy vào những vấn đề tiêu cực với những suy diễn vô căn cứ và các nhận định quy chụp, những nguồn tin này bộc lộ rõ ý đồ chỉ vẽ nên hình ảnh xuyên tạc, đen tối tiêu cực về cuộc bầu cử tại Việt Nam, chúng đã không bao giờ đề cập tới những quy định rất nghiêm khắc, chặt chẽ về tiêu chuẩn và tư cách của các ứng cử viên đã được nêu rõ trong luật pháp Việt Nam.

Điều 68 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND đã ghi rõ: Sử dụng tiền, tài sản vật chất để lôi kéo hay vận động cử tri là một trong những hành vi bị cấm trong vận động bầu cử ở Việt Nam

Trên thực tế, nếu chỉ dựa vào quan hệ quen biết, thân thế và tiền bạc, làm sao Quốc hội Việt Nam có thể có thành phần đa dạng, các đại biểu đại diện cho nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, chất lượng đại biểu ngày càng được nâng cao như hiện nay .

Hơn 75 năm đồng hành cùng đất nước và dân tộc, số lượng và cơ cấu đại biểu Quốc hội đều có những thay đổi gắn với trọng trách nhiệm vụ trong từng thời kỳ LS, nhưng xuyên suốt, cơ cấu đại biểu Quốc hội không ngừng được đổi mới, ĐBQH thật sự tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, là lăng kính phản chiếu sự phát triển của đất nước.

Sự thành công của Quốc hội trên mọi phương diện trong 14 nhiệm kỳ vừa qua là minh chứng rõ nét để khẳng định rằng những luận điệu mà các thế lực thù địch phản động rêu rao nhằm hạ thấp uy tín đại biểu Quốc hội là phi lý và xuyên tạc.

Những thông tin sai trái, thiếu khách quan và thực tế đó không thể phủ nhận được công tác nhân sự ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp đã và đang được Đảng ta lãnh đạo tiến hành một cách khoa học, bài bản, dân chủ, khách quan, toàn diện, minh bạch, chặt chẽ, bảo đảm công bằng, đúng pháp luật.

Vào thời điểm cận kề cuộc bầu cử, với mưu đồ tác động vào cử tri và dư luận bằng những luồng thông tin sai trái nhằm bôi nhọ uy tín của Đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng với công tác bầu cử, kích động tâm lý chống đối, các nguồn tin phản động đưa lại những vụ việc tiêu cực liên quan tới các đảng viên là ĐBQH, đại biểu HĐND chúng xoáy lại các vụ việc mà chúng gọi là "Đại biểu do Đảng cử" trong các nhiệm kỳ qua đã bị bắt, điều tra hoặc kết tội vì vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật như: Nguyễn Thành Tài, Tất Thành Cang, Lê Hoàng Quân... từ đó gieo rắc sự hoài nghi của người dân, kích động tâm lý bất mãn với chính quyền

Tuy nhiên, những vụ việc này chỉ là "những trường hợp cá biệt", là "những con sâu làm rầu nồi canh". Khi nhai đi nhai lại những luận điệu trên, chúng đã cố tình lờ đi những thành tựu, sự quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng chống tham nhũng.

"Bất kỳ Đảng nào cũng thế, các Đảng có ứng viên mà sau vi phạm pháp luật, nhiều nghị sĩ, thượng nghị sĩ của các nước tham nhũng, bị phanh phui và sau đó bị truất quyền thì nước ta cũng thế, là con người, trong quá trình được người dân giao quyền thì bị tha hóa, họ bị biến chất, lại bị nhân dân sa thải, tước quyền đó và đồng thời lâm vào con đường lao lý", GS.TS Trần Ngọc Đường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết.

Đại tá – Nhà báo Phùng Kim Lân, Tổng Cục Chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam cho biết thêm: "Quan điểm của Đảng và nhà nước ta là rất rõ ràng, với các cán bộ Đảng viên vi phạm nguyên tắc, vi phạm pháp luật thì phải xử lý nghiêm minh theo đúng nguyên tắc, điều lệ đảng, theo đúng hiến pháp và pháp luật của nhà nước. Những người vi phạm vào nguyên tắc của Đảng, vi phạm pháp luật nhà nước thì tinh thần Đảng ta đã chỉ đạo rất rõ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể là ai, đảm nhiệm cương vị gì, giữ trọng trách gì, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước thì đều phải xử lý nghiêm minh".

Vạch trần các chiêu trò hạ thấp tiêu chuẩn, bôi nhọ phẩm chất đại biểu quốc hội - Ảnh 2.

Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đã khẳng định, trong suốt nhiệm kỳ, các ĐBQH, đặc biệt các đại biểu là đảng viên đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đại biểu nhân dân, tích cực tham gia và thực sự trở thành trung tâm hoạt động của Quốc hội... Không thể "lấy cớ" vì một vài cá nhân vi phạm mà phủ nhận sạch trơn toàn bộ công sức và tâm huyết đóng góp xây dựng đất nước của các ĐBQH nói chung và ĐBQH là đảng viên nói riêng.

Có thể nhận thấy, từ trước đến nay, chiêu trò và luận điệu mà các thế lực thù địch thường tung ra vào trước mỗi cuộc bầu cử không mới, nhưng những thủ đoạn và cách thức tuyên truyền chống phá của chúng ngày càng tinh vi và nguy hiểm hơn.

Vào giai đoạn vận động bầu cử vừa qua, mọi thông tin liên quan tới các ĐBQH, các ứng cử viên đại biểu cũng như công tác chuẩn bị bầu cử đều có thể là những chủ đề để chúng khai thác theo hướng tiêu cực, thậm chí đưa ra những thông tin xuyên tạc, bịa đặt, suy diễn vô căn cứ khiến người dân hoang mang giao động, giảm lòng tin vào ứng cử viên đại biểu đã được lựa chọn

Trên thực tế, các quy định về tiêu chuẩn, tư cách ứng cử viên ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp đã được xây dựng chặt chẽ, bài bản và được thực hiện rất nghiêm túc trong cả quá trình chọn lựa ứng cử viên nhằm bầu ra những đại biểu ưu tú, đủ tâm đủ tài gánh vác trọng trách đại biểu dân cử.

Tiêu chuẩn lựa chọn ứng viên

Các tiêu chuẩn về phẩm chất của ĐBQH và Đại biểu HĐND các cấp được quy định rõ ràng trong Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Đó là:

- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ.

- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.

- Có điều kiện tham gia hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Đảm bảo đầy đủ những quy định về tiêu chuẩn đại biểu, mọi ứng viên dù thuộc bất kể thành phần nào trong xã hội cũng đều có cơ hội trở thành ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp tại Việt Nam.

Với quy trìnhlựa chọn ứng cử viên đại biểu được thực hiện quy củ, bài bản, công khai, minh bạch cùngvới những tiêu chuẩn chặt chẽ về phẩm chất của ứng cử viên đại biểu, người dân có cơ sởđể có những lựa chọn chính xác bầu ra những người đại diện cho ý chí, nguyện vọngvà quyền làm chủ của mình, tạo tiền đề vững chắc để xây dựng một bộ máy Quốc Hội,Hội đồng nhân dân trong sạch và hoạt động hiệu quả.

Như vậy, tiêu chuẩn của ĐBQH và đại biểu HĐND ở Việt Nam được quy định rất rõ ràng, công tâm và khách quan. Chất lượng của các đại biểu cũng từ đó ngày càng được nâng cao.

Thế nhưng, bất chấp sự thật đó, càng gần tới ngày bầu cử, các tổ chức phản động, các phần tử chống đối cùng một số trang báo nước ngoài thiếu thiện chí với Việt Nam càng ráo riết tiến hành các hoạt động tuyên truyền chống phá, bôi xấu chế độ, bịa đặt, đổi trắng thay đen để bêu riếu quy trình bầu cử, xuyên tạc uy tín ứng cử viên đại biểu.

Chúng luônrêu rao là đại diện cho tiếng nói của dân nhưng thực chất tính đại diện ấychưa bao giờ được thừa nhận? Không khókhăn để nhận diện mưu đồ của chúng đó là chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc,gây mất niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, phá hoại cuộc bầu cử.

Âm mưu thâm độc của các luận điệu chống phá

Vạch trần các chiêu trò hạ thấp tiêu chuẩn, bôi nhọ phẩm chất đại biểu quốc hội - Ảnh 4.

Không chỉ cónhững luận điệu nhằm hạ thấp uy tín của các đại biểu, các tổ chức phản động như Việt Tân, Triều đạiViệt… cùng các trang báo nước ngoài thiếuthiện chí với Việt Nam tiếp tục gia tăng cácthông tin sai trái, bịa đặt, xuyên tạc Việt Nam gia tăng đàn áp, bắt giam sốngười tự ứng cử ĐBQH; cho rằng hiệp thương trước bầu cử chỉ mang tính hình thức, làm cử tri ít quan tâm đến bầu cử và từ đó không thể bầu ra được ĐBQH xuất sắc.

Âm mưu thâm độccuối cùng của tất cả những bài viết này chính là kết luận: Người dân Việt Namkhông có bầu cử tự do và công bằng.

"Mục đích của những kẻ chống phá, bao giờ cũng tìm mọi cách để chia rẽ nội bộ, thứ 2 là tạo khoảng cách giữa đảng vớinhân dân, tạo khoảng cách giữa người dân và chính quyền để từ đó thừa cơ kích động, phá hoại và đây là một trong những thủ đoạn nguy hiểm nhất về chiến tranh tâm lý vẫn gọi là diễn biến hòa bình", Đại tá Nguyễn Minh Tâm, Học viện Chính trị Công an Nhân dân cho biết.

Đại tá, Nhà báo Phùng Kim Lân, Tổng Cục Chính trị, Quân đội Nhân dân Việt Nam cho biết: "Người xem tâm lý chung là hiếu kỳ, phần đônglà thích những cái mới, nhưng không biết rằng những cái mới mà các thế lực tung ra lại chính là những thông tin xuyên tạc, bịa đặt, không đúng sự thật, nhằm động cơ và mục đích xấu là chống phá cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV".

Đứng sau những bài viết nhằm hạ thấp uy tín của các đại biểu,các ứng cử viên ĐBQH và đại biểu HĐND cáccấp của Việt Nam không ai khác chính là những cây bút phản động, lợi dụng diễn đàntrên các báo nước ngoài nhằm gieo rắ cnhững thông tin sai trái trên không gian mạng trong đó lồng ghép những luận điệu mang đậm tính chất cá nhân, thiếu khách quan và trung thực nhưng vẫn tự vỗ ngực nhận mình là đại diện cho ý kiến của người dân.

Vạch trần các chiêu trò hạ thấp tiêu chuẩn, bôi nhọ phẩm chất đại biểu quốc hội - Ảnh 5.

Tác giả của những luận điệu, chiêu trò phá hoại bầu cử đó còn là những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị bị những tổ chức phản động giật dây, những kẻ núp dưới chiêu bài tự ứng cử nhưng thực chất là những kẻ vi phạm pháp luật.

Người Việt Nam cả trong và ngoài nước đều đang chuẩn bị chờ đón ngày bầu cử. Tương lai, vận mệnh của đất nước nằm trongtay mỗi người dân. Mỗi lá phiếu không chỉ là minh chứng cho quyền công dân của một nước độc lập, tự do và dân chủ mà còn thể hiện lòng tin, sự gửi gắm trách nhiệm của cử tri cả nước đối vớinhững đại biểu được bầu, để chọn ra những người thật sự xứng đáng, có đủ cả đức lẫn tài, cả tâm lẫn tầm, những người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.

Những thủ đoạn xuyên tạc, gây rối, bôi nhọ, phá hoạicông tác bầu cử của các thế lực thù địch sẽ luôn bị nhận diện và không thể làm lung lay tinh thần, ý chí của người dân Việt Nam yêu nước, yêu tự do, dân chủ và luôn đoàn kết đồng lòng hướng tới thành công trong ngày hội lớn của đất nước.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước