Hầu hết các trường hợp tử vong, thương tật và bệnh tật trên toàn thế giới do nguyên nhân có liên quan tới công việc gây ra đều có thể phòng tránh được. Tuy nhiên, theo một báo cáo mới đây của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, năm 2017, cả nước đã xảy ra hơn 8.900 vụ tai nạn lao động, làm hơn 1.900 người bị thương. Không chỉ xảy ra tai nạn lao động, người lao động còn đối mặt với tình trạng bệnh nghề nghiệp khi làm việc trong các môi trường độc hại.
Điều đáng nói, nhiều trường hợp bị tai nạn lao động được điều trị tại bệnh viện đều do chủ sử dụng lao động chưa trang bị bảo hộ cho công nhân khi làm việc. Bên cạnh thiếu trang bị bảo hộ lao động, việc điều trị bệnh nghề nghiệp cho công nhân như: kiểm tra thính lực, thải loại độc tố… cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Theo thực tế riêng tại TP.HCM, tình trạng mất an toàn vệ sinh lao động đã tăng 13% số vụ, đòi hỏi sự vào cuộc của cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, đảm bảo an toàn cho người lao động. Khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nỗi mất mát không chỉ đến với người lao động mà còn kéo theo cả gia đình của họ khi các lao động là trụ cột chính trong gia đình.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!