Còn nhiều khó khăn trong thay đổi nhận thức về hiến tạng

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ hai, ngày 17/06/2019 16:24 GMT+7

VTV.vn - Thời gian gần đây, dù đã có nhiều người đăng ký hiến tạng nhưng việc tuyên truyền để cộng đồng hiểu rõ được ý nghĩa của hiến tạng vẫn gặp nhiều khó khăn.

Trong 4 năm, từ năm 2013 - 2017, khoảng 11.000 người đăng ký hiến tạng. Đây cũng là con số người đăng ký hiến tạng chỉ trong năm 2018. Việc lượng người đăng ký hiến tạng tăng theo cấp số nhân cho thấy đã có sự chuyển biến trong nhận thức về việc trao đi một phần cơ thể sau khi mất.

Tuy nhiên, dù lượng người đăng ký hiến mô tạng đã tăng, Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm các quốc gia có chỉ số ca ghép tạng từ người cho chết não thấp nhất thế giới, chỉ ở mức 5,8% vào năm 2015 và 7,1% vào năm 2017.

Giản dị như bát canh rau, quả cà muối mình vẫn bán, bà Hợp (xã Ninh Vân, Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) nói về ước nguyện được trao đi một phần cơ thể sau khi mất đầy bình dị. Mong mỏi nhen nhói từ vài năm trước khi còn trong Nam vừa được bà hiện thực hóa bằng lá đơn, hồ sơ gửi Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia qua cán bộ Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình.

Bà Huê (thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình), từng bị con trách vì giấu đi đăng ký hiến tạng. Thế nhưng, sau những chia sẻ của người phụ nữ quá nửa đời người cặm cụi mưu sinh với việc bán gà ở chợ, chiếc thẻ chứng nhận đăng ký hiến tạng của bà lại trở thành động lực mới cho sự thay đổi trong cách nghĩ của người con trai.

Theo đại diện Hội Chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình, việc đăng ký hiến tạng mới chủ yếu dừng lại ở mục đích truyền thông, góp phần làm thay đổi nhận thức người dân. Dù đã có nhiều hơn những người với tinh thần "cho đi là còn mãi" như bà Hợp, bà Huê nhưng việc tuyên truyền để cộng đồng hiểu rõ được ý nghĩa của việc hiến tạng vẫn gặp nhiều khó khăn từ tâm lý phải vẹn toàn thân thể sau khi mất.

Từ đầu năm đến nay, đã có hơn 300 người đăng ký hiến tạng tại Hội chữ thập đỏ tỉnh Ninh Binh. Nhưng để bản danh sách nối dài hơn, những chiếc thẻ đến tay nhiều hơn người và thực sự trở thành chiếc thẻ hành động - thay đổi nhận thức vẫn sẽ phải là một hành trình dài.

Không phải chiếc thẻ đăng ký hiến tạng nào cũng trở thành vật bảo chứng cho việc hiến tạng, bởi còn rất nhiều yếu tố chi phối sau khi những tình nguyện viên đăng ký không may qua đời. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, không cần chiếc thẻ đăng ký nào, những bộ phận của người mất cũng đã được hiến tặng bởi người thân.

Người bác sĩ hơn 20 năm đi xin tạng hiến Người bác sĩ hơn 20 năm đi xin tạng hiến

VTV.vn - TS.BS Dư Thị Ngọc Thu là người hơn 20 năm qua vẫn âm thầm nỗ lực vận động người dân đăng ký hiến mô, tạng khi qua đời để cứu những bệnh nhân không may mắc bệnh suy tạng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước