Dân cuối nguồn khổ vì dòng kênh lợn chết đổ về từ đầu nguồn

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ ba, ngày 14/05/2019 19:01 GMT+7

VTV.vn - Tại con kênh chảy qua địa bàn hai tỉnh Bắc Giang và Thái Nguyên, nhiều xác lợn chết trương phềnh, bốc mùi hôi thối.

Vứt xác động vật chết bừa bãi là một hành vi đáng lên án vì không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mà còn làm tăng nguồn lây lan dịch bệnh, nhất là trong thời điểm dịch tả lợn châu Phi đang có diễn biến phức tạp như hiện nay. Hiện tượng này lại đang xảy ra tại một con kênh chảy qua địa bàn hai tỉnh Bắc Giang và Thái Nguyên. Chưa từng bắt được quả tang người vi phạm và chưa tỉnh nào nhận trách nhiệm về mình. Kết cục, con kênh ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng.

Đầu nguồn con kênh thuộc tỉnh Thái Nguyên, cuối nguồn thuộc Bắc Giang. Để phân định rạch ròi trách nhiệm của hai bên, huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) đã lập rào chắn rác ngay vị trí giáp ranh giữa hai tỉnh nhưng lại vấp phải sự phản đối của người dân.

Sau khi người dân phản đối, rào chắn đã được gỡ xuống để khơi thông dòng chảy. Ngay tại đây cũng xuất hiện nhiều bao tải lợn chết mắc kẹt phía bên kia rào. Đây là bằng chứng để Bắc Giang khẳng định, xác lợn chết xuất phát từ Thái Nguyên. Cả con kênh kéo dài hàng chục cây số. Đầu nguồn không nhận thì cuối nguồn phải chịu.

Sau khi sự việc được phản ánh, đoàn kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã trực tiếp đến địa phương để xác minh tình hình. Đội kiểm tra, phản ứng nhanh của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã được thành lập để ngay lập tức phát hiện hành vi vứt xác động vật ra môi trường. Nếu ai bị bắt quả tang, sẽ bị xử phạt rất nặng.

Lợn chết hàng loạt không rõ nguyên do ở nhiều địa phương Lợn chết hàng loạt không rõ nguyên do ở nhiều địa phương

VTV.vn - Trong khi dịch tả lợn châu Phi đang diễn biến phức tạp, tại nhiều địa phương, lợn đang chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước