Dù được tạo ra để phát tín hiệu để cứu hộ, cứu nạn, thế nhưng phần lớn người mua loại pháo này chỉ với một mục đích là mang đến những trận đấu bóng đá. Việc mua bán cũng chỉ qua một cuộc điện thoại.
Được biết, những quả pháo này được sử dụng khi cứu hộ, cứu nạn và được cấp phép để sử dụng nên việc mua bán những loại pháo này không bị cấm. Vì vậy, người mua có thể dễ dàng mua loại pháo này khiến những trận đấu trên sân bóng trở nên khó kiểm soát.
Gần 30 năm làm việc tại sân vận động Hàng Đẫy, đây là lần đầu tiên anh Minh (Ban Quản lý sân vận động Hàng Đẫy) được chứng kiến loại pháo do cổ động viên sử dụng trên sân, cũng như mức sát thương khủng khiếp loại pháo này gây ra. Dù trận bóng nào cũng cấm pháo sáng, thế nhưng người dân vẫn có đủ mọi cách mang vào sân khiến lực lượng chức năng lúng túng.
Ngay trong sáng nay (12/9), lực lượng Công an phường Cát Linh đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, thu thập được rất nhiều vỏ pháo sáng tại khu vực khán đài B. Liên quan đến vụ việc chiến sĩ cảnh sát cơ động và nữ cổ động viên bị thương vì pháo sáng trên sân Hàng Đẫy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân liên quan đến vụ việc này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!