Thông tin nước sinh hoạt bị nhiễm bẩn luôn bủa vây người dân trong thời gian qua từ việc nguồn nước ngầm chứa kim loại nặng cho đến nguồn nước mặt nhiễm dầu và chất thải. Câu chuyện không chỉ làm dấy lên nỗi lo tạm thời cho mỗi người dân mà còn đặt ra câu hỏi về công tác kiểm soát chất lượng nguồn nước sinh hoạt hiện nay. Câu hỏi đó trước mắt cần được các đơn vị cung ứng nước sạch trả lời, liệu họ có đủ năng lực trong việc kiểm soát chất lượng nguồn nước cung cấp cho người dân?
Chất thải được cho lẫn vào nguồn nước, tuy nhiên trải qua quy trình xử lý, hóa chất và nước đã được bóc tách riêng biệt. Lúc này, nguồn nước đã đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế quy định. Việc này cũng đồng nghĩa nếu nhà máy xử lý nước sạch hoạt động đúng quy trình, khép kín từ đầu vào đến đầu ra, chắc chắn sẽ không có sự cố người dân phải sử dụng nước bẩn từ nhà máy nước sạch.
Thực tế ở Hà Nội đã có nhà máy xử lý nước sạch đạt chuẩn công nghệ châu Âu. Nguồn nước đầu vào luôn được lấy mẫu để kiểm tra nhằm tránh những sự cố không mong muốn. Không chỉ giám sát bằng con người, quy trình tự động hóa cũng đã được triển khai, từ trạm quan trắc đầu vào cho đến quy trình xử lý nước sạch luôn được hiển thị.
Ở Hà Nội có gần 3 triệu người dân bị thiếu nước sạch. Với công suất như hiện nay, Nhà máy Nước mặt sông Đuống hoàn toàn có thể ứng phó khi mạng lưới cung cấp nước sạch của thành phố Hà Nội gặp sự cố.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!