Khó hạn chế sản xuất vàng mã ở làng nghề

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ tư, ngày 14/08/2019 15:31 GMT+7

VTV.vn - Đốt vàng mã thuộc về ý thức của mỗi người, vì vậy để hạn chế các hoạt động sản xuất kinh doanh vàng mã vẫn là một bài toán nan giải.

Đầu năm nay, Cục Văn hóa cơ sở - Bộ VH,TT&DL đã có công văn gửi Sở VH,TT&DL các tỉnh về việc hạn chế đốt vàng mã và kinh doanh các loại vàng mã không hợp thuần phong mỹ tục. Để giảm thiểu tình trạng đốt vàng mã không thể đến từ một chiều, mà cũng cần hành động từ phía các đơn vị sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, việc kiểm soát, hạn chế sản xuất vàng mã ở các làng nghề cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh được coi là thủ phủ vàng mã của cả nước. Những ngày đầu tháng 7 Âm lịch, gia đình anh Nguyện (thôn Đông Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành) phải thuê thêm 5 - 7 nhân công mới đáp ứng được yêu cầu sản xuất.

Còn với gia đình ông Thoái (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành) đã có truyền thống làm vàng mã từ những năm 80, vì vậy từ bàn ghế, đèn học, đến đàn ghi ta hay sáo, khách cần gì gia đình ông đều đáp ứng được.

Dù số tiền để mua các món đồ vàng mã có thể chỉ từ vài chục nghìn nhưng tích tiểu thành đại, việc đốt vàng mã lại gây ra một sự lãng phí lớn. Việc đốt nhiều vàng mã nhiều sẽ tốn kém tiền của, ảnh hưởng tới môi trường và gây nguy cơ cháy nổ. Tuy nhiên, việc tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh vàng mã mới chỉ dừng lại ở hình thức tuyên truyền.

Đốt vàng mã thuộc về ý thức của mỗi người, vì vậy để hạn chế các hoạt động sản xuất kinh doanh vàng mã vẫn là một bài toán nan giải. Chính các cá nhân, hộ gia đình nên biết thế nào là đủ, là hợp lý, vì lòng thành kính không phải được đo đến bằng việc vàng mã được đốt ít hay nhiều.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước