Nan giải bài toán giảm giờ làm cho công nhân

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ ba, ngày 14/01/2020 16:04 GMT+7

VTV.vn - Chủ trương giảm giờ làm cho người lao động là rất cần thiết. Tuy nhiên, phải giảm giờ làm như thế nào lại là một bài toán không dễ giải với cả người lao động và chủ DN.

Một thông tin gây chú ý trong thời gian qua đó là lao động ở TP.HCM phải làm việc nhiều hơn mức trung bình của cả nước 1 ngày, nghĩa là nếu bình quân lao động cả nước làm việc khoảng 5,5 ngày/tuần, thì ở TP.HCM là 6,5 ngày/tuần. Thời gian làm việc quá nhiều khiến nhiều người không có thời gian cho gia đình, thậm chí là không có thời gian để sinh thêm con thứ 2.

Được biết, mỗi tuần những công nhân may phải làm việc đến 70 giờ. Phía sau những giờ làm việc tăng ca là cuộc sống gia đình tạm bợ, không còn thời gian cho con cái và cho chính bản thân mình.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, người lao động ở TP.HCM phải làm việc quá nhiều.

Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, việc tăng ca cho công nhân làm thêm giờ không có nghĩa là năng suất lao động tăng lên. Đặc biệt, việc cán bộ công chức làm 40 giờ/tuần, trong khi công nhân lại làm việc 48 giờ/tuần là chưa công bằng. Đó là chưa kể đến việc nhiều người làm tăng ca lên đến 6,5 ngày/tuần là quá nhiều, không có thời gian để nghỉ ngơi, chăm sóc gia đình và bản thân.

Hiện nay, năng suất lao động của TP.HCM đang cao gấp 3 lần cả nước, do đó, cần phải giảm giờ làm xuống để đảm bảo sức khỏe và chất lượng sống của người lao động.

“Có thể giảm dần giờ làm việc bình thường theo hướng càng sớm càng tốt” “Có thể giảm dần giờ làm việc bình thường theo hướng càng sớm càng tốt”

VTV.vn - Đây là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung sau khi Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) trong hôm nay (20/11).

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước