Nguy hiểm sinh con tại nhà và hiệu quả của dự án “Cô đỡ thôn bản”

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ ba, ngày 24/12/2019 19:32 GMT+7

VTV.vn - Trước thực tế nhiều phụ nữ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn tự sinh con tại nhà, dự án "Cô đỡ thôn bản" đã được thành lập.

Sinh con tại nhà được cảnh báo là rất nguy hiểm cho cả mẹ và con. Thế nhưng hiện nay ở nhiều nơi, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tình trạng tự sinh con tại nhà vẫn đang diễn ra. Nguyên nhân của tình trạng này một phần do quan niệm dân gian, nhưng phần lớn là do điều kiện đi lại khó khăn. Điều này khiến cho tỷ lệ tử vong của phụ nữ khi sinh con tại các vùng này còn rất cao.

Kể từ khi chào đời đến nay cháu trai bà Rơ Mah H'let (xã Ia K'La, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) vẫn chưa biết mặt mẹ. Bà Rơ Mah H'let cho biết mẹ của em đã mất khi sinh em tại nhà.

Bà nhớ lại hôm đó, cô con gái có dấu hiệu sinh nhưng do điều kiện đi lại khó khăn nên gia đình đã quyết định để sinh ở nhà. Đến khi cháu ngoại chào đời thì con gái bà lâm vào tình trạng nguy kịch, và đã tử vong vì băng huyết.

Từ thực tế này nhiều năm qua, dự án "Cô đỡ thôn bản" đã được thành lập. Hiện cả nước có khoảng 2.600 cô đỡ ở hơn 10 tỉnh, thành; gần 4.500 ca được cô đỡ thôn bản đỡ đẻ tại nhà. Tuy nhiên hiện nay mức hỗ trợ cho các cô đỡ còn thấp. Điều này khiến Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, người sáng lập dự án trăn trở. Theo bà, các địa phương cần tính mức hỗ trợ để duy trì các cô đỡ.

25 năm Cô đỡ thôn bản - Sự chung tay vì sức khỏe của mẹ và trẻ 25 năm Cô đỡ thôn bản - Sự chung tay vì sức khỏe của mẹ và trẻ

VTV.vn - 25 năm mạng lưới “Cô đỡ thôn bản” hình thành và phát triển không thể không nhắc tới sự chung tay, vào cuộc của các tổ chức Quốc tế.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước