Hơn 3 vạn tấn lưu huỳnh dạng hạt được phía cảng Hoàng Diệu khẳng định vô hại với môi trường. (Ảnh: Dân trí)
Tình trạng 4 vạn tấn lưu huỳnh được lưu giữ gần 1 tháng nay tại cảng Hải Phòng đang gây bức xúc cho người dân địa phương. Lưu huỳnh không chỉ rơi vãi, trôi dạt tại cảng mà còn được công nhân ở đây thản nhiên hất xuống sông Cấm.
Trong khi ông Trần Lưu Phương, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV cảng Hoàng Diệu, khẳng định lượng lưu huỳnh này hoàn toàn vô hại và không có nguy cơ cháy nổ thì các chuyên gia môi trường và hoá học lại chỉ ra các nguy cơ nghiêm trọng có thể xảy ra.
Cháy nổ mất an toàn là tình huống đầu tiên có thể xảy ra khi lượng lưu huỳnh này lộ thiên không có bất cứ biện pháp che chắn đảm bảo.
Nếu lượng lưu huỳnh này vẫn còn tích đống sẽ tác động với oxy sẽ bay hơi khí SO2, đây là khí rất độc nguy hại cho môi trường. Khí này nhiễm độc qua da, đường hô hấp như ngửi và có nguy cơ bị tích trữ trong cơ thể gây tử vong.
Khi lưu huỳnh trôi dạt trong môi trường nước sẽ ảnh hưởng đến điều kiện sống của các sinh vật, tôm cá sẽ chết khi ăn phải các hạt lưu huỳnh.
Còn con người khi ăn phải các thuỷ sản trong môi trường nước nhiễm độc lưu huỳnh thì dễ bị ngộ độc thực phẩm, có nguy cơ tử vong.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!