Bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu được điều trị cách ly tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng. (Ảnh: Dân trí)
Trong 11 trường hợp này, ở tỉnh Quảng Nam có 5 ca và tỉnh Quảng Ngãi 6 người bệnh. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em tại các vùng núi, vùng sâu. Trong đó, đã 2 trường hợp tử vong và 2 trường hợp đang được điều trị, hiện tình hình sức khỏe đã tạm ổn và đang theo dõi thêm.
Hai trường hợp tử vong là do bệnh nhân vào viện muộn sau khi đã điều trị ở nhà trong 7 - 8 ngày, không đỡ, bị biến chứng viêm cơ tim. Đồng thời, vào thời điểm đó bệnh viện không có kháng độc tố huyết thanh (SAD) để điều trị.
Bác sỹ chuyên khoa II Huỳnh Thị Diễm Thúy, Phó Trưởng Phòng KH&TH, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng cho biết: "Đáng tiếc là không cứu được hai cháu. Trong giai đoạn sau này, điều kiện tại bệnh viện đã thuận lợi hơn. Bệnh viện đã điều chỉnh và điều chuyển kháng độc tố về, 9 bé trong giai đoạn ổn và 7 bé đã được ra viện".
Từ đầu năm 2019 đến nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa ghi nhận trường hợp người dân địa phương mắc bệnh bạch hầu. Trước diễn biến phức tạp và nguy hiểm của bệnh bạch hầu, các bác sỹ khuyến cáo người dân cần đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ. Đối với những trường hợp ở vùng đang có dịch lưu hành, nếu thấy đau họng người dân nên đến cơ sở y tế để được các bác sỹ khám và tư vấn, điều trị, không tự ý mua thuốc về nhà điều trị.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!