Gian lận thi cử đến từ đâu, đã có những lỗ hổng nào để các hành vi sai phạm có thể diễn ra? Bài học kinh nghiệm từ kỳ thi trước là căn cứ để ngành giáo dục quyết tâm khắc phục những khoảng trống trong công tác tổ chức thi. Vậy trên thực tế, sau ngày đầu tiên của kì thi THPT quốc gia năm nay, các giải pháp phòng chống gian lận thi cử đang được hiện thực hóa như thế nào?
Tại bất kỳ điểm thi nào trên khắp cả nước, thí sinh tự do và giáo dục thường xuyên được xếp ngồi chung với thí sinh THPT. Đây là một trong những điểm mới của quy chế thi năm nay nhằm hạn chế những lùm xùm có thể nảy sinh như ở Lạng Sơn năm 2018.
Bộ GD-ĐT cũng giao nhiệm vụ cho các trường đại học chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm tại các hội đồng thi. Bên cạnh đó, công tác an ninh cugnx được đặc biệt được chú trọng.
Những giải pháp về mặt kỹ thuật cũng được tập huấn nhiều ngày trước đó. Điều đáng nói là trước kỳ thi và khi diễn ra kỳ thi, vấn đề siết chặt các biện pháp tránh gian lận sử dụng công nghệ cao được đặc biệt quan tâm, tuy nhiên, hiện tượng lọt đề thi vẫn xảy ra do một thí sinh tại Phú Thọ mang điện thoại vào phòng thi. Cùng với em học sinh này, 2 giám thị cũng đã bị đình chỉ ngày sau đó.
Mặc dù triển khai nhiều biện pháp nhưng những lỗ hổng về dẫn đến sai phạm mùa thi trước liệu có được khắc phục trong mùa thi này còn những lỗ hổng mới nào sẽ nảy sinh chúng ta vẫn phải nín thở chờ đợi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!