Phân biệt phương pháp dạy tiếng Việt theo Công nghệ giáo dục và SGK phổ thông

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ bảy, ngày 08/09/2018 15:47 GMT+7

VTV.vn - Chương trình Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã dạy cách tiếp cận tiếng Việt khác so với sách giáo khoa phổ thông.

Ví dụ với từ "Ba", nếu theo cách dạy hiện hành trước hết trẻ sẽ học mặt chữ B (bờ) và A (a). Sau đó, mới học ghép chữ và âm thành bờ - a - ba. Đây là phương pháp dạy ký hiệu.

Còn theo cách của Công nghệ giáo dục, trẻ em trước hết sẽ học phân tích âm. Nghĩa là khi nghe từ "Ba", trẻ có thể tự biết tách ra thành âm "bờ" và âm "a". Sau đó, mới học mặt chữ tương ứng và quy tắc chính tả. Đây là phương pháp dạy theo tư duy khoa học và tự khám phá. Cũng chính là cách mà chữ quốc ngữ đã được phát minh.

Nếu 2 đứa trẻ học theo 2 cách trên cùng đi trong một khu rừng và nghe thấy một âm thanh lạ thì đứa trẻ học theo cách của Công nghệ giáo dục có thể tự phân tách âm thanh và biết cách ghi lại. Nhưng với đứa trẻ học theo cách phổ thông, nếu chưa từng được dạy trên lớp về âm thanh đó, sẽ khó có thể viết ra được.

Hiểu đúng về cách dạy tiếng Việt dùng hình học biểu thị gây tranh cãi Hiểu đúng về cách dạy tiếng Việt dùng hình học biểu thị gây tranh cãi

VTV.vn - Phương pháp dạy tiếng Việt dùng hình học biểu thị đang gây tranh cãi trong dư luận. Vậy phương pháp này được hiểu như thế nào?

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Từ khóa:

sách giáo khoa

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước