Sạt lở đê biển Tây - Người dân gồng mình với sóng lớn

VTV9-Thứ năm, ngày 08/08/2019 14:57 GMT+7

VTV.vn - 590 nhà bị sập, trôi, tốc mái; gần 2.000 căn nhà khác bị ngập; hơn 100km đê biển bị sạt lở ở mức độ nguy hiểm và rất nguy hiểm. Cà Mau và Kiên Giang thiệt hại nặng nhất.

36 căn nhà bị sóng cuốn trôi tại xã Vân Khánh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang trong ngày 3/8 vừa qua. Ngoài  huyện An Minh, đợt mưa kèm lốc xoáy đã cũng đã gây sập, tốc mái  khoảng 200 nhà dân tại các huyện Châu Thành, Giồng Riềng, An Biên, Vĩnh Thuận, Gò Quao, Phú Quốc và TP Hà Tiên.

Những cơn sóng biển to bất thuờng đã cuốn trôi nơi trú thân của họ. Nhiều người dân tại An Minh, Kiên Giang rơi vào tình cảnh ngày thì lo lắng, còn đêm thì thức trắng, màn trời chiếu đất. Đến nay, không nhiều nguời dân hiểu đuợc nguyên nhân thực sự của tình trạng sóng lớn bất thường gây sạt lở mạnh là từ đâu.

Không chỉ riêng vùng biển Kiên Giang, mà Cà Mau cũng là địa phương chịu thiệt hại nặng nề sau do mưa to gió lớn cùng dông lốc ngày 7/8. UBND tỉnh đã phải ban bố tình huống khẩn cấp cứu đê biển Tây thuộc khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời. Hàng ngàn cán bộ chiến sĩ và người dân Cà Mau đang căng mình cho công tác cứu hộ.

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tỉnh Cà Mau  mưa lớn kèm dông lốc, sóng to, triều cường dâng cao đã làm sạt lở đất nhiều nơi ven biển của tỉnh. Trong đó, nghiêm trọng nhất là điểm thuộc khu vực xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Tại đây, đê bị sạt lở với chiều dài khoảng 300m. Đặc biệt có một số đoạn thân đê bị khoét sâu có nguy cơ bị vỡ bất kỳ lúc nào.

Để khắc phục sự cố sạt lở và bảo vệ tính mạng tài sản cho hàng chục nghìn hộ dân sống phía trong đê, Cà Mau đã huy động hàng trăm cán bộ chiến sĩ và lực lượng chuyên trách được cử túc trực 24/24h trên tuyến đê này.

Tuyến đê biển Tây tỉnh Cà Mau có chiều dài hơn 108km có vai trò bảo vệ hơn 90.000 ha đất sản xuất nông nghiệp trong vùng ngọt hóa của 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời. Do đó, việc đảm bảo an toàn cho tuyến đê biển Tây là ưu tiên số 1 trong điều kiện thời tiết hiện nay.

Hơn 20 năm trước, cơn bão lịch sử Linda cũng đã đổ bộ vào khu vực Nam Bộ, trong đó có Cà Mau. Vào thời điểm đó, nhiều người kéo đến Cà Mau vì hiếu kỳ khi chưa bao giờ thấy bão vào đây. Hậu quả đau lòng dã xảy ra khi có đến 3.000 người thiệt mạng và mất tích. Sau hơn 20 năm, hiện tượng thời tiết bất thường lại tiếp tục xảy ra tại khu vực mà hiếm khi xảy ra mưa to sóng lớn và dông lốc này. Chính vì vậy, người dân cần hết sức cảnh giác.

Thông tin cập nhật từ đài khí tượng thủy Văn Nam Bộ, trong những ngày tới, thời tiết khu vực biển Tây vẫn diễn biến xấu, mưa lớn và dông lốc vẫn xảy ra rải rác vài nơi; vùng ven biển vẫn có gió to, sóng mạnh, nước biển dâng cao; vì vậy, người dân cần chủ động ứng phó, bảo vệ an toàn  tài sản, nhà cửa trước hiện tượng thời tiết bất thường này.

1 người chết, hơn 600 căn nhà bị ảnh hưởng vì dông lốc tại An Giang 1 người chết, hơn 600 căn nhà bị ảnh hưởng vì dông lốc tại An Giang Dông lốc trong đêm ở Yên Bái gây thiệt hại hơn 3 tỷ đồng Dông lốc trong đêm ở Yên Bái gây thiệt hại hơn 3 tỷ đồng Dông lốc, mưa đá gây thiệt hại ở các tỉnh miền núi phía Bắc Dông lốc, mưa đá gây thiệt hại ở các tỉnh miền núi phía Bắc

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước