Vừa qua, Bộ Công an vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán xăng giả có quy mô đặc biệt lớn trên nhiều địa bàn tỉnh, thành phố như Đăk Nông, TP.HCM, Cần Thơ, Sóc Trăng… Câu hỏi đặt ra là việc sử dụng các loại xăng giả này sẽ có tác hại như thế nào đối với ô tô, xe máy?
Theo lời khai của đối tượng sản xuất xăng giả thì thành phần bao gồm 40% xăng Ron 95; 40% xăng Ron 87; 13% phụ gia và 7% là chất tạo màu. Tuy nhiên, qua giám định hơn 100 mẫu xăng giả, cơ quan công an xác định, lượng phụ gia mà sử dụng để tạo ra xăng giả còn nhiều hơn. Tới 30% phụ gia, 20% chất tạo màu, 50% xăng A95 thật để tạo ra xăng A95 giả. Do đây chỉ là sản phẩm dùng trong công nghiệp nên nguy cơ xảy ra cháy nổ là có thể xảy ra.
Đại tá Lê Vinh Quy, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đăk Nông cho biết: "Kết luận giám định cho thấy chỉ tiêu chỉ số octane không đạt, một số mẫu có hàm lượng MTBE, Hydrocarbon vượt quá hàm lượng cho phép và có phát hiện Methanol trong đó. Điều này gây ảnh hưởng hiệu suất động cơ và gây hỏng động cơ và trong thực tiễn đã xảy ra rất nhiêu vụ cháy nổ động cơ khi tham gia giao thông".
Theo Phó Giám đốc Công an tỉnh Đăk Nông, chỉ từ đầu năm 2017 đến nay, không chỉ có một công ty của Trịnh Sướng kinh doanh xăng giả mà có nhiều doanh nghiệp, công ty khác như công ty Đinh Trí Dũng, công ty Mỹ Hương cũng sản xuất xăng giả.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!