Theo thống kê của Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y Tế), chỉ trong vòng 6 tháng, số người nhiễm HIV mới đã tăng lên 3.648 người.
Còn tại Nga, hơn 1 triệu - 1% dân số nước này, có kết quả dương tính với HIV. Con số này có thể lên đến 1,5 triệu người trong thời gian tới. Kết quả này đã khiến Nga trở thành quốc gia có số người nhiễm HIV cao nhất châu Âu.
Trong khi đó, cứ 7 người nhiễm HIV tại châu Âu thì có một người không biết bản thân nhiễm bệnh, khiến 47% số trường hợp chẩn đoán nhiễm HIV đều ở giai đoạn cuối.
Điều đáng chú ý, những người nhiễm mới này, họ không còn tập trung trong nhóm có hành vi nguy cơ cao, mà xảy ra cho những người dễ bị tổn thương như vợ, bạn tình của người nghiện, chích ma túy.
Có thể thấy, đây là một sự thật đáng buồn khi những người hoàn toàn bình thường, với cuộc sống yên ổn, chỉ trong một khoảnh khắc họ trở thành người nhiễm H và ngay sau đó bị hắt hủi, không còn được sống bình thường trong cộng đồng như trước kia.
Tuy nhiên, đến nay, các chuyên gia đã khẳng định, HIV là một bệnh truyền nhiễm mãn tính có thể kiểm soát. Vì vậy, việc xóa bỏ kỳ thị với người nhiễm HIV là vô cùng quan trọng để giảm lây nhiễm trong cộng đồng.
Nếu như gọi HIV là "án tử hình" thì "kỳ thị" chính là án "chung thân" với người nhiễm H. Song, vẫn có những trái tim hiểu họ, sự yêu thương chính là điều gắn kết giữa cộng đồng không ranh giới.
Để hiểu rõ hơn về cuộc sống của những người nhiễm HIV; câu chuyện cảm động của cặp vợ chồng nông dân ở vùng núi Thoại Sơn, tỉnh An Giang khi xin nhận trẻ nhiễm HIV làm con nuôi... mời quý vị cùng theo dõi video chi tiết.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!