Sean từng là một học sinh yếu trong lớp, không phải vì năng lực kém, mà vì chứng tự kỷ khiến em mất tập trung trong lớp và dễ bị chán nản. Thế nhưng điều này đang dần thay đổi nhờ một công nghệ mới được trường trung học Plymouth áp dụng.
Trường Plymouth đang thử nghiệm một loạt công cụ trí tuệ nhân tạo trợ giúp học sinh tự kỷ, một trong số đó là Google Glass, được tích hợp công nghệ theo dõi cử động của mắt, đồng thời cung cấp các gợi ý giúp học sinh nhận biết các tương tác xã hội khác nhau. Các em từ đó cũng tập trung hơn khi phân biệt được trạng thái của người đối diện.
Cùng với đó, công nghệ phân tích video sử dụng camera DeepLens của Amazon cũng được trường Plymouth đưa vào sử dụng. Hệ thống này sẽ tự theo dõi phản ứng của học sinh trong suốt giờ học, sau đó cung cấp các thông số hữu ích về trạng thái và sự tiến bộ của các em.
Trên thế giới, trung bình cứ gần 70 trẻ thì có 1 trẻ tự kỷ. Những học sinh tự kỷ thường đặt áp lực lên các thầy cô và nhà trường, vì khó có thể đáp ứng nhu cầu của các em một cách hiệu quả. Nhờ có AI, những áp lực ấy được giảm đi đáng kể.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!