Ảnh minh họa. Ảnh: Reuters.
Một chiếc iPhone cũ nhiều khả năng là sẽ kết thúc vòng đời tại một nhà máy tái chế, bị bóc tách và phá vỡ. Tuy nhiên so với một chiếc điện thoại Nokia, một chiếc iPhone được cấu tạo phức tạp và cần gấp đôi nguyên vật liệu để hoàn thành. iPhone cũng được cấu tạo cực kỳ chặt chẽ. Cho nên việc tháo rời một chiếc iPhone như thế nào để vẫn bảo toàn được những linh kiện còn nguyên vẹn, là một thử thách lớn đối với các doanh nghiệp tái chế.
Chính vì thế, mới đây, Apple đã ra mắt robot Daisy, chuyên làm công việc tháo rời iPhone, tiền thân của Daisy là robot Liam. Liam có khả năng tháo rời hoàn toàn một chiếc iPhone chỉ trong 11 giây đồng hồ. Một năm Liam có thể tháo rời vài triệu chiếc điện thoại. Năm 2015, quá trình tái chế các sản phẩm của Apple đã thu được hơn một tấn vàng, tương đương gần 40 triệu USD.
Apple tuyên bố trong tương lai sẽ dừng hoàn toàn hoạt động khai quặng, và dùng 100% nguyên vật liệu tái chế để sản xuất. Đây sẽ là một cú sốc lớn với ngành khai quặng, đặc biệt là khu vực châu Phi, nơi có những đối tác bán kim loại cho Apple.
Không chỉ có Apple, những hãng công nghệ lớn như Amazon hay Samsung cũng bắt đầu đầu tư vào công nghệ tái chế. Năm ngoái, trên toàn thế giới có 45 triệu tấn rác thải công nghệ. Nhiều tập đoàn lớn đang dần phải thay đổi tư duy, để nhìn nhận những đống phế liệu này như những mỏ vàng tiềm năng.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!