Bản sao của Trái đất - Proxima B - liệu có tồn tại sự sống?

Quang Duy (Trung tâm tin tức VTV24)-Thứ hai, ngày 29/08/2016 11:36 GMT+7

VTV.vn - Ngoại hành tinh Proxima B lớn hơn Trái đất khoảng 1,3 lần, có quỹ đạo quanh ngôi sao chủ màu đỏ lạnh của nó với chu kỳ 11 ngày.

Proxima B không quay quanh trục của chính nó nên một mặt hành tinh này luôn sáng và mặt còn lại luôn chìm trong bóng tối. Khoảng cách với nguồn sáng phù hợp, nhiệt độ phía mặt có ánh sáng vào khoảng 30 độ C khiến hành tinh này có thể tồn tại nước ở dạng lỏng trên bề mặt. Đây là yếu tố then chốt hỗ trợ sự sống.

Ông Claudio Melo, nhà nghiên cứu Đài thiên văn Nam châu Âu, cho biết: "Proxima B có khối lượng lớn hơn Trái đất khoảng 1,3 lần. Nằm cách Trái đất khoảng 4 năm ánh sáng, nó có thể cũng là hành tinh gần nhất có khả năng hỗ trợ sự sống ở bên ngoài Hệ Mặt trời". 

Bản sao của Trái đất - Proxima B - liệu có tồn tại sự sống? - Ảnh 1.

Hình ảnh so sánh Trái đất và Proxima B (Ảnh: PHL)

 Tuy nhiên, sẽ còn rất lâu nữa mới biết chắc trên Proxima B có sự sống hay không. Với khoảng cách 4 năm ánh sáng và khả năng của khoa học hiện tại, phải mất tới 80.000 năm, tàu vũ trụ của con người mới tiếp cận được Proxima B. Nếu quan sát bằng kính thiên văn, cùng phải hơn 10 năm nữa, kính thiên văn công nghệ mới có thể thu được hình ảnh rõ nét hơn của hành tinh này.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước