Đó là chia sẻ của Giám đốc Điều hành Alphabet Sundar Pichai về khả năng kiểm soát AI (trí tuệ nhân tạo) - một trong những công nghệ tiềm năng nhất trong tương lai tới đây.
Tiềm năng lớn của AI đã và đang được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Dù đã được ứng dụng nhiều hơn trong những đời sống như nhận diện người trong ảnh, lọc nội dung không phù hợp trên mạng Internet và là nền tảng vận hành của xe tự lái, nhưng vẫn có những quan điểm lo ngại AI sẽ ảnh hưởng xấu, thậm hủy diệt loại người.
Trò chuyện trong một phiên thảo luận thuộc Diễn đàn kinh tế thế giới 2020 vừa diễn ra, Giám đốc điều hành Alphabet Sundar Pichai đã chia sẻ những ý kiến về khả năng kiểm soát AI - một trong những công nghệ tiềm năng nhất trong tương lai tới đây.
Giáo sư Klaus Schwab, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới: Chào anh, Sundar Pichai. Anh thường tự gọi mình là một gã lạc quan với công nghệ. Nhưng thời này chúng ta thường nghe tới nhiều câu chuyện đáng ngại về mặt trái của công nghệ. Điều gì đã giúp anh vẫn giữ thái độ lạc quan này?
CEO tập đoàn Alphabet Sundar Pichai: Tôi nghĩ đó là khi tôi thấy những đổi thay mà công nghệ mang tới cho đời sống công nghệ con người. Tôi tin rằng tương lai sắp tới vẫn còn rất nhiều tiềm năng. Công nghệ AI giờ đây đã có thể giúp bác sỹ phát hiện bệnh ung thư hay Google đã có công nghệ giúp dự báo thời tiết chính xác hơn. Tôi hiểu rõ về những rủi ro và rủi ro lớn nhất là để AI vượt tầm kiểm soát bởi công nghệ này có thể ảnh hưởng tới hàng tỷ người. Cùng với sự kết hợp giữa AI và lượng tử, công nghệ sẽ sẽ giúp chúng ta giải quyết nhiều vấn đề lớn. Nhưng chúng ta cũng phải có cái nhìn rõ ràng về những công nghệ quyền năng như thế. Tôi nghĩ con người cần chủ động và giám sát những công nghệ như trí tuệ nhân tạo.
Giáo sư Klaus Schwab: Giống như trong bài trên tờ Financial Times, anh đã nói và tôi xin trích lại, Google bắt đầu với việc nhận ra nhu cầu cấp bách của việc có nguyên tắc và cách thức tiếp cận kèm giám sát khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Thế có nghĩa là sao?
CEO tập đoàn Alphabet Sundar Pichai: Ông biết đấy, như tôi đã từng nhắc tới trước đây, AI là một trong những công nghệ có tầm sâu bậc nhất mà con người đang chế tạo. Nhiều tính năng, nhưng cũng nhiều tiêu cực. Vì thế, chúng ta cần đặt ra những giá trị chung, đảm bảo rằng công nghệ AI là để phục vụ xã hội. Đó có nghĩa là không được đưa vào những mục đích chủ quan, và phải tiến hành thử nghiệm độ an toàn. Phải đảm bào rằng có sự can thiệp của con người. Điều may mắn là Uỷ ban châu Âu đang để AI là một trong những lĩnh vực ưu tiên chú ý số một. Mỹ cũng bắt đầu nói đến các quy chuẩn. OECD và G20 đều bàn luận về nó. Chúng ta cần có một khung quy chuẩn chung để tiếp cận lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Là một công ty, chúng tôi mong muốn được tham gia và quá trình này. AI giống như vấn đề khí hậu. Một doanh nghiệp đơn lẻ, một quốc gia không thể đảm bảo sự an toàn chung, chúng ta cần xây dựng một khuôn khổ toàn cầu để quản lý AI.
Giáo sư Klaus Schwab: Anh cho rằng những tên tuổi công nghệ lớn như Google sẽ trở nên như thế nào sau 5 năm nữa?
CEO tập đoàn Alphabet Sundar Pichai: Chúng tôi biết rằng Google sẽ làm tốt nhưng chỉ khi những yếu tố khác cũng làm tốt nữa. Internet thực sự là một mặt hàng xuất khẩu. Nếu chúng ta nói về YouTube, video do người dùng sáng tạo ra có khả năng thu hút người xem từ khắp nơi trên thế giới, đó là nền kinh tế kỹ thuật số. Chúng tôi giúp người dùng tìm kiếm thông tin và các doanh nghiệp cũng dựa vào kết quả tìm kiếm này. Chỉ riêng ở Mỹ, chúng tôi đã tạo ra những cơ hội kinh tế giá trị tới 335 tỷ USD chỉ trong năm ngoái. Còn với Alphabet, tôi tin rằng chúng tôi có quy mô đủ linh hoạt, có cơ hội thực sự để hướng đến những mục tiêu dài hạn và những công nghệ thay đổi cuộc sống. Nhưng chúng tôi hiểu rằng, để đạt được những điều này, Alphabet cũng cần phải vận hành theo cách thích hợp với các mắt xích khác, tạo thành một hệ sinh thái. Về dài hạn, chúng ta đang nói đến công nghệ tự lái và trí tuệ nhân tạo.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!