Việc chạm vào và thao tác với những hình ảnh 3D nổi giữa không trung sẽ sớm trở thành hiện thực
Những hình ảnh 3D có thể thao tác trực tiếp bằng tay dường như không chỉ tồn tại trong những bộ phim khoa học viễn tưởng. Mới đây, các nhà khoa học của trường Đại học Bristol đã công bố một phát kiến quan trọng trong công nghệ tạo ảnh 3 chiều sử dụng ánh sáng (3D Hologram). Bằng cách sử dụng sóng siêu âm, các nhà khoa học đã tạo được ảnh ảo 3D nổi giữa không trung. Đặc biệt hơn, mọi người có thể chạm vào và cảm nhận được bề mặt của hình ảnh.
Các nhà khoa học đã sử dụng một hệ thống mang tên UltraHaptics, được phát triển bởi Viện Khoa học Máy tính của trường Đại học Bristol. Hệ thống có một thiết bị đặc biệt phát ra sóng siêu âm vào không khí, nén sóng lại để tạo ra sự thay đổi áp suất, hình thành nên hình ảnh 3 chiều của vật thể trôi nổi trong không khí và có thể chạm vào được.
Các nhà khoa học hy vọng công nghệ này có thể giúp ích trong việc chẩn đoán và chữa trị bệnh. Với UltraHaptics, các bác sĩ phẫu thuật có thể chạm vào và cảm nhận cùng nhiễm bệnh trên cơ thể bệnh nhân thông qua chụp CT trước khi tiến hành phẫu thuật. Điều này sẽ giúp việc chẩn đoán được chính xác hơn để có thể nâng cao tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật.
Dự kiến, công nghệ này sẽ có mặt trong CES 2015 tổ chức tại Las Vegas.
Video giới thiệu công nghệ hiển thị 3D mới
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.