Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng và Fintech tiếp tục diễn ra mạnh mẽ

Trâm Anh (T/h)-Thứ bảy, ngày 27/05/2023 17:02 GMT+7

Toàn cảnh hội thảo

VTV.vn - Hội thảo Dịch vụ tài chính-ngân hàng 2023 với chủ đề "Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng và fintech-dữ liệu cá nhân" vừa diễn ra sáng 26/5.

Đây là sự kiện Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế tại Việt Nam (IDG Việt Nam) phối hợp với các đơn vị tổ chức thường niên được tổ chức nhằm mục đích chia sẻ những kinh nghiệm, định hướng đổi mới và phát triển các dịch vụ, sản phẩm của các đơn vị nổi bật trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng và Fintech. 

Lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở nước ta được xem là một trong những ngành có tốc độ chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo hàng đầu. Thời gian tới, làn sóng chuyển đổi số sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực này và hiện, hầu hết các ngân hàng đều đang có chương trình triển khai tập trung vào chuyển đổi số.

Báo cáo về thực trạng thị trường dịch vụ Tài chính – Ngân hàng Việt Nam năm 2022 của TS. Cấn Văn Lực và nhóm chuyên gia Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho biết, năm 2023, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và một số nước có thể rơi vào suy thoái cục bộ, ngắn hạn và so với mức nền cao của năm 2022, dự báo GDP Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng, nhưng vẫn đứng ở mức khá, khoảng 6-6,5%. 

Thị trường tài chính Việt Nam đã phát triển tương đối đầy đủ với 3 khu vực chính là ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Quy mô thị trường tài chính Việt Nam tính theo thông lệ quốc tế đến hết tháng 9/2022 tương đương khoảng 295% GDP năm 2022; trong đó, hệ thống ngân hàng (tính bằng tổng tài sản các tổ chức tín dụng ngân hàng và phi ngân hàng) giữ vai trò chủ đạo, chiếm khoảng 64,7% quy mô tài sản hệ thống tài chính. Vốn hóa thị trường cổ phiếu, sau thời gian điều chỉnh, đã giảm xuống 22,1% so với mức 28,5% của năm 2021; dư nợ thị trường trái phiếu chiếm 12,5% và doanh thu phí bảo hiểm chiếm 0,7% quy mô hệ thống tài chính Việt Nam. (Thông tin từ VIDI – Cổng thông tin điện tử - Viện phát triển bảo hiểm Việt Nam). 

Bên cạnh đó, để tiếp tục duy trì các thành tích đạt được và thực hiện các mục tiêu về chuyển đổi số trong lĩnh vực Tài chính - Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính xác định phải đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số trong tổ chức, vận hành, quản lý và thực hiện các nhiệm vụ trên môi trường số. Qua đó, tổ chức có thể giảm chi phí vận hành, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của Bộ Tài chính để cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội. 

Theo ông Vũ Viết Ngoạn, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: Tài chính-ngân hàng ở nước ta được xem là một trong những ngành có tốc độ chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo hàng đầu. Hiện nay, ở Việt Nam, có trên 30% dân số sử dụng app để giao dịch ngân hàng, chỉ đứng sau Trung Quốc (trên 41%). Việc ứng dụng chuyển đổi số của ngành tài chính-ngân hàng nước ta rất ấn tượng.

Các báo cáo và các phiên thảo luận của sự kiện đã xác định được mấu chốt cũng như triển vọng của vấn đề chuyển đổi số trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng hiện nay. Đồng thời sự kiện cũng tập trung cung cấp những giá trị thiết thực nhất về cơ hội, những thách thức làm ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng và xu hướng thay đổi công nghệ mới, mô hình thương mại mới thích nghi với sự thay đổi của người tiêu dùng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước