Định dạng MP3 chính thức bị khai tử có ảnh hưởng đến người dùng?

Theo Người đưa tin-Thứ tư, ngày 17/05/2017 16:40 GMT+7

VTV.vn - MP3, một codec âm thanh phổ biến và được phân phối rộng rãi, sẽ không còn được hỗ trợ bởi các phương tiện truyền thông trong tương lai.

Định dạng nhạc MP3 lần đầu tiên được phát hành ra công chúng vào giữa những năm 1990 nhằm mục đích thay thế định dạng âm thanh trong đĩa CD vào thời điểm đó để có thể chứa nhiều tập tin âm nhạc hơn.

Định dạng MP3 chính thức bị khai tử có ảnh hưởng đến người dùng? - Ảnh 1.

Sự phát triển định dạng MP3 bắt đầu vào năm 1987. Khi được phát hành, dung lượng không gian lưu trữ yêu cầu dành cho MP3 chỉ bằng 1/10 so với bản nhạc gốc lưu trữ trên đĩa CD. Ví dụ, một bản nhạc trên CD thường rơi vào khoảng 40-50 MB thì với MP3 chỉ là 4-5 MB.

Theo thống kê, cho đến nay có khoảng 1,3 nghìn tỷ tập tin nhạc MP3 đã lưu trữ và đang được chia sẻ trên toàn thế giới. Sự tăng trưởng này một phần nhờ tốc độ phát triển của Internet băng thông rộng, cũng như định dạng MP3 cho phép mọi người tải về và chia sẻ tập tin nhạc MP3 dễ dàng hơn.

Sự xuất hiện của máy nghe nhạc MP3 cách đây hơn một thập kỷ chính là bằng chứng về sự phổ biến của định dạng này. Đó là giải pháp tiên phong trong việc cho phép mọi người mang theo nhiều nhạc hơn khi di chuyển.

Nhưng việc nghe MP3 sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ khi nó sẽ không còn được hỗ trợ bởi các phương tiện truyền thông trong tương lai nữa do nhà phát triển MP3 - Viện Fraunhofer (Đức) vừa tuyên bố chấm dứt cấp phép MP3.

Viện Fraunhofer cho biết, chương trình cấp phép một số bằng sáng chế liên quan đến MP3 đã chấm dứt do họ muốn chuyển sang hỗ trợ codec âm thanh ISO-MPEG hiện đại hơn cho các dịch vụ truyền trực tuyến, truyền hình hay phát thanh, gồm AAC và MPEG-H. Những định dạng âm thanh mới này được cho là có khả năng cung cấp âm thanh chất lượng tốt hơn ở tốc độ bit thấp hơn khi so sánh với MP3, với AAC (Advanced Audio Coding) là định dạng được phát triển bởi nhóm nghiên cứu tại Viện Fraunhofer.

"Chúng tôi cảm ơn tất cả những đối tác đã được cấp phép về sự hỗ trợ tuyệt vời của họ trong việc phổ biến MP3 ra toàn thế giới trong suốt 2 thập kỷ qua. Mặc dù có nhiều định dạng âm thanh hiệu quả hơn với tính năng tiên tiến hơn nhưng MP3 vẫn rất phổ biến cho người tiêu dùng", Viện Fraunhofer cho biết.

Câu hỏi đặt ra là sau khi khai tử MP3, mọi người có tiếp tục được nghe định dạng này nữa không? Trong thực tế, điều này vẫn tiếp tục được duy trì. Việc ngưng cấp phép bằng sáng chế liên quan đến MP3 chỉ có nghĩa vào tương lai, nơi các thiết bị giải trí hiện đại sẽ không còn có thể làm việc với định dạng này nữa.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước