Giải pháp y tế từ xa cho COVID-19 do Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật phát triển dựa trên các giải pháp mạng 5G của Huawei đã được iệp hội Viễn thông Di động (GSMA) trao giải "Đổi mới sáng tạo tốt nhất để Phục hồi và Ứng phó đại dịch COVID-19".
Các giám khảo của giải thưởng đã nhận xét về mức độ khác thường của năm 2020 do sự bùng phát COVID-19 và cách các công nghệ di động này giúp đối phó và phục hồi sau cuộc khủng hoảng sức khỏe do COVID-19 gây ra.
Trong phản ứng quyết liệt đối với cuộc khủng hoảng COVID-19, chăm sóc sức khỏe thông minh dựa trên 5G đã cho thấy khả năng vượt trội của mình trong việc giúp ngăn chặn virus và trả lại cuộc sống hàng ngày cũng như sản xuất công nghiệp. Là một trong những bệnh viện đầu tiên thí điểm mạng 5G, Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật là bệnh viện đầu tiên nhận được vùng phủ sóng từ các mạng kỹ thuật số 5G trong nhà của China Telecom, China Mobile và China Unicom, đặt nền tảng vững chắc cho việc khám phá và ứng dụng của các dịch vụ y tế từ xa 5G.
Bệnh viện Hữu nghị Trung Quốc - Nhật Bản đã và đang tận dụng 5G để cải thiện dịch vụ cho bệnh nhân và đưa kỹ thuật nghe tim thai kỹ thuật số từ xa đến các phòng cấp cứu ICU và các bệnh viện chính, đồng thời hỗ trợ hơn 5.000 bệnh viện trên khắp Trung Quốc thông qua chăm sóc sức khỏe từ xa. Hệ thống hội chẩn từ xa 5G đã được nhiều bệnh viện sử dụng để tiến hành hội chẩn từ xa, khám CT và siêu âm loại B, giúp các bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 một cách hiệu quả. Các ứng dụng chăm sóc sức khỏe thông minh dựa trên 5G này được phát triển cùng với Huawei và đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại đại dịch.
Vào tháng 2 năm 2020, kỹ thuật nghe tim mạch kỹ thuật số đã giúp nhóm y tế cấp cứu của Bệnh viện Hữu nghị Trung Quốc - Nhật Bản ở Hồ Bắc thu được âm thanh phổi của những bệnh nhân COVID-19 bị bệnh rất nặng đầu tiên trên thế giới. Kết nối 5G cho phép âm thanh được gửi đến nền tảng trung tâm trong thời gian thực để các chuyên gia phân tích đa lĩnh vực dựa trên AI. Điều này giúp chẩn đoán phù là đặc điểm chính của âm phổi ở bệnh nhân COVID-19, cung cấp thông tin tham khảo lâm sàng có giá trị cho việc điều trị. Các ứng dụng y học từ xa khác, chẳng hạn như tư vấn siêu âm kết hợp, phẫu thuật dao kim siêu âm và tư vấn bệnh lý mà Bệnh viện Hữu nghị Trung Quốc-Nhật Bản đã phát triển dựa trên công nghệ 5G, cũng rất cần thiết trong ứng phó mạnh mẽ với cuộc khủng hoảng. 5G cho phép các thiết bị siêu âm ở đầu giường, trong phòng mổ và khu vực cấp cứu ICU kết nối với nền tảng trung tâm, cho phép các chuyên gia cung cấp hướng dẫn và đào tạo cho các bác sĩ tại các bệnh viện khác. Điều này đã giúp giải quyết tình trạng thiếu bác sĩ chuyên khoa và giảm thiểu việc phải di chuyển giữa các bệnh viện, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.
"5G đang phát triển nhanh chóng và tăng tốc cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thông minh. Với các ứng dụng AI dựa trên 5G, chăm sóc sức khỏe thông minh giúp chúng ta chống lại đại dịch bằng cách điều trị từ xa hiệu quả. Hơn nữa, 5G sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết tình trạng phân bổ không cân bằng các nguồn lực y tế, cải thiện chẩn đoán chính xác và tăng cường hiệu quả chăm sóc sức khỏe" - ông Lu Qingjun, Giám đốc Văn phòng Phát triển Bệnh viện Hữu nghị Trung Quốc - Nhật Bản kiêm Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Kết nối và Từ xa Quốc gia, cho biết.
Ông Marvin Chen, Chủ tịch Dòng sản phẩm Huawei DIS, cho biết: "Bằng cách trang bị cho các thiết bị hiện có mô-đun 5G và tích hợp mô-đun 5G vào thiết bị mới, rất nhiều dịch vụ 5G đã được triển khai tại ngày càng nhiều bệnh viện. Huawei sẽ tiếp tục đổi mới sáng tạo các giải pháp 5G cùng với ngành chăm sóc sức khỏe để phát triển các ứng dụng 5G có thể giúp chống lại đại dịch và nhận được nhiều giá trị hơn từ 5G".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!