3,5 triệu SIM điện thoại chưa được chuẩn hóa
Nhiều thông tin thuê bao điện thoại mà họ và tên, ngày sinh kèm số CMND/CCCD… chưa trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Để thuê bao không bị tạm ngưng dịch vụ 1 chiều từ ngày 31/3/2023 cần cập nhật chính xác thông tin bằng cách truy cập đường link hoặc mang CCCD đến các điểm giao dịch gần nhất để thực hiện chuẩn hóa.
Nếu có nhận được, thì tức là thông tin SIM chưa được chuẩn hóa.
Thống kê từ Cục Viễn thông cho thấy có 3,5 triệu SIM điện thoại của Viettel, VNPT, Mobifone có thông tin chưa trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Những ngày qua tại 3 nhà mạng lớn này đã có hàng nghìn khách hàng đến trực tiếp các điểm giao dịch để cập nhật lại thông tin thuê bao di động. Lượng khách tăng đột biến, gấp 3 lần so với bình thường.
Khoảng 3 ngày qua, đã có gần 800.000 khách hàng của các nhà mạng cập nhật thông tin thuê bao.
Để kiểm tra số điện thoại của mình có thông tin thuê bao chính xác, chính chủ hay chưa, người dân có thể soạn tin nhắn TTTB gửi 1414.
Nếu tin nhắn trả về thông báo, bạn cần cập nhật lại thông tin thuê bao chính xác. thì người dân có 2 cách:
- Nếu không phải SIM chính chủ, người dùng cần ra các điểm giao dịch của nhà mạng để được hỗ trợ cập nhật thông tin chính chủ.
- Nếu chỉ là cập nhật lại thông tin cá nhân, có thể ngồi ngay tại nhà, cập nhật qua ứng dụng của nhà mạng.
Quản lý chặt thuê bao di động để ngăn chặn lừa đảo
Trong số 3,5 triệu thuê bao chưa chuẩn hóa, có thể có những SIM được doanh nghiệp sở hữu. Và theo quy định thì việc sở hữu SIM của doanh nghiệp có thể với số lượng không giới hạn, miễn là có lý do hợp lý với nhà mạng.
Vấn nạn SIM rác, cuộc gọi rác vốn là vấn nạn tại nhiều nước trên thế giới, nhưng Nhật Bản là quốc gia quản lý rất chặt chẽ các thuê bao di động, và thủ tục đăng ký thuê bao di động được tiến hành rất chặt chẽ. Để có 1 chiếc SIM điện thoại là không hề dễ dàng.
Tại Nhật Bản các thuê bao di động hoàn toàn là dạng thuê bao trả sau, và hiện chưa có thuê bao di động trả trước, trừ trường hợp khách du lịch.
Để mua được SIM, khách hàng phải tiến hành thủ tục đăng ký và thực hiện hợp đồng, tại cửa hàng hoặc trực tuyến với các loại giấy tở chứng minh nhân thân như thẻ lưu trú, hộ chiếu, bằng lái xe, thẻ bảo hiểm… Khi kết thúc thuê bao di động, khách hàng cũng phải tiến hành các thủ tục kết thúc hợp đồng.
Với mỗi cá nhân chỉ được đăng ký 1 thuê bao di động với 1 nhà mạng. Do vậy, thông qua số điện thoại các nhà chức trách Nhật Bản có thể xác minh rất rõ nhân thân của cá nhân sử dụng số thuê bao đó.
Những người chưa đủ tuổi trưởng thành 20 tuổi, khi thực hiện hợp đồng thuê bao di động phải có người giám hộ đi kèm và đảm bảo chịu trách nhiệm.
Tại Việt Nam, theo mốc thời gian là đến 31/3 các thuê bao sai sót thông tin nếu chưa cập nhật lại sẽ bị khóa 1 chiều. Đến 15/4 sẽ bị khóa 2 chiều. Ngày 15/5 SIM sẽ bị thu hồi, nhà mạng chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông.
Dùng SIM rác để thực hiện các tin nhắn lừa đảo, cuộc gọi lừa đảo…gần đây nhất có phụ huynh mất cả trăm triệu đồng vì bị kẻ lừa đảo gọi điện giả danh bệnh viện yêu cầu chuyển tiền phẫu thuật. Hay với thủ đoạn giả mạo công an yêu cầu người dân chuyển cả tỷ đồng liên quan đến các vụ án. Hay hàng loạt tình trạng lừa đảo trên các hội nhóm để mời đầu tư ngoại hối trái phép, mời tham gia cộng tác bán hàng online…sau khi con mồi sập bẫy thì xóa SIM, xóa số…không thể liên lạc được nữa. Chưa kể, hàng ngày người dân vẫn đang phải nhận rất nhiều cuộc gọi quảng cáo gây nhiều phiền hà.
Cùng trao đổi về chủ đề này trong chương trình Vấn đề hôm nay là ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!