Như đã biết, mỗi đội tuyển tham dự Robocon Việt Nam 2016 sử dụng 2 robot: một Eco Robot và một Hybrid Robot. Eco Robot không có cơ chế để tự chuyển động, hoạt động gián tiếp nhờ lực tác động từ Hybrid Robot như bằng sức gió, bằng từ tính hoặc dựa trên chính độ dốc của sân thi đấu. Eco Robot mang theo một cánh quạt gió do Ban tổ chức chuẩn bị, đi từ khu vực xuất phát của mình qua 3 khu vực: khu vực Leo dốc và Lên đồi, khu vực Vượt sông, khu vực Xuống sườn đồi dựa vào nguồn năng lượng do Hybrid Robot cung cấp. Sau khi Eco Robot đến được trạm tua-bin gió, Hybrid Robot phải lấy cánh quạt gió từ Eco Robot. Sau đó, Hybrid Robot tự động leo lên cột tua-bin gió để lắp cánh quạt gió vào động cơ sức gió nằm trên đỉnh cột. Đội nào gắn được cánh quạt gió lên đỉnh cột trước sẽ là đội chiến thắng.
Nhằm giúp các đội tuyển điều chỉnh lại robot và chuẩn bị sẵn sàng trước khi tham dự vòng loại tham dự cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam 2016 khu vực phía Bắc và phía Nam, Ban tổ chức đã cung cấp thông số chi tiết kèm theo hình ảnh thực tế của cánh quạt gió được chuẩn bị trong cuộc thi.
Thông số kỹ thuật của cánh quạt gió được sử dụng trong thi đấu tại Robocon 2016 (Nguồn: ABU Robocon 2016)
Cụ thể, cánh quạt gió được làm từ vật liệu nhẹ như cao su và nhựa. Tấm từ được sử dụng cho vòng tròn từ tính ở trung tâm của quạt gió. Tổng khối lượng của cánh quạt gió là 130 - 150g. Các bộ phận của cánh quạt gió được lắp ráp như sau:
Cấu tạo cánh quạt gió sử dụng trong thi đấu tại Robocon 2016 (Nguồn: Robocon2016.vtv.vn)
Dưới đây là hình ảnh thực tế của cánh quạt gió được sử dụng trong cuộc thi Robocon Việt Nam 2016:
Mặt trước của cánh quạt gió (Nguồn: Robocon2016.vtv.vn)
Mặt sau của cánh quạt gió (Nguồn: Robocon2016.vtv.vn)
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!