Quy trình sản xuất điện năng từ bã mía không quá phức tạp. Sau khi ép mía để lấy đường, lượng bã còn lại được tận dụng đưa vào trong lò hơi để đốt sinh hơi, sau đó áp lực hơi được đưa vào lò hơi làm quay tuabin phát điện. Bên cạnh đó, tro lò với hàm lượng cacbon cao còn được sử dụng để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh cung cấp cho vùng rau, quả công nghệ cao và cải tạo đất cho vùng trồng mía.
Thay vì bỏ đi như trước đây, bã mía thải ra được tái sử dụng để cung cấp cho hệ thống máy phát điện. Tính đơn giản, 1 tấn mía có thể tạo ra lượng điện đủ cho một hộ gia đình nông thôn dùng trong một tháng, tức là 70 số điện. Điện từ bã mía phục vụ luôn cho sản xuất của nhà máy nên giảm giá thành sản xuất đường từ 500-700 đồng/kg. Không những thế, công ty còn hòa vào lưới điện quốc giá để bán khoảng 40 triệu Kw giờ điện/năm.
Theo thống kê của Viện Năng lượng, hiện Việt Nam đã có 40 dự án phát điện từ bã mía với tổng công suất điện khoảng 150 MW. Ngoài việc giải quyết được vấn đề môi trường, sản xuất điện từ bã mía còn giúp doanh nghiệp có điều kiện mua mía của nông dân với giá tốt hơn, góp phần giảm giá thành sản xuất trước sức ép cạnh tranh ngày càng lớn.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.