Khi tàu vũ trụ không gian Dawn đang có chuyến ghé thăm 2 hành tinh nhỏ Vesta và Ceres, NASA trong lúc đó đã phát triển động cơ đẩy ion thế hệ tiếp theo phục vụ cho các sứ mệnh tương lai. Dự án NASA Evolutionary Xenon Thruster (NEXT) là dự án phát triển động cơ đẩy (tên lửa đẩy) ion công suất 7 kilowatt mang đến những khả năng vượt trội cho tương lai.
Một động cơ đẩy ion tạo ra các lực đẩy ở mức độ nhỏ so với động cơ đẩy hoá học, nhưng lại được thực hiện tại một xung lượng cụ thể cao hơn (hay vận tốc khí thải cao hơn), đồng nghĩa với một động cơ đẩy ion có hiệu suất nhiên liệu cao hơn từ 10 – 12 lần so với động cơ đẩy hoá học. Xung lượng cụ thể (hiệu suất nhiên liệu) của tên lửa càng lớn, tàu vũ trụ càng đi xa hơn với cùng một lượng nhiên liệu. Động cơ đẩy ion cần vận hành trong hơn 10.000 giờ để đẩy tàu vũ trụ tới tốc độ cần thiết để chạm tới vành đai của tiểu hành tinh hoặc xa hơn.
Động cơ đẩy ion NEXT đã xác lập kỷ lục thế giới mới về thời gian hoạt động khi vận hành được hơn 48.000 giờ, tức là nó đã xử lý khoảng 800 kg chất nổ đẩy Xenon và có thể cung cấp tới 30 triệu đơn vị tiêu chuẩn của tổng xung lượng cho tàu vũ trụ. Điều này cho phép các tài vũ trụ nghiên cứu khoa học tương lai có thể đi tới nhiều điểm xa hơn trong vũ trụ, như các chuyến đi kéo dài tới nhiều tiểu hành tinh, sao chổi, hành tinh bên ngoài và các vệ tinh của nó.
Các dự án vũ trụ không gian có sự tham gia của tên lửa đẩy ion NEXT ngoài tàu vũ trụ Dawn còn có tàu vũ trụ Hayabusa (đã ghé thăm tiểu hành tinh 25143 Itokawa), tàu vũ trụ Bepicolombo (bay tới sao Thuỷ vào 2017) và tàu LISA Pathfinder, nghiên cứu sóng lực hấp dẫn tần suất thấp.
Với sự cải tiến liên tục của hệ thống tên lửa đẩy ion, danh sách này sẽ còn tiếp tục kéo dài.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!